Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

LPH07- PHẬT PHÁP TRONG CHỮ HÁN

PHẬT PHÁP TRONG CHỮ HÁN

April 23, 2015 at 8:58am

Lê Phương Hướng


Nếu tôi nói rằng Bồ Tát tạo ra chữ Hán thì chắc có người phản bác vì cho rằng Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500, còn chữ Hán thì có rất lâu. Sự phản bác này rất đúng nếu hiểu về mặt Sự ( Đức Phật Thích Ca hóa thân vào nhân vật lịch sử nên được lịch sử ghi nhận rõ ràng) , nhưng về mặt Lý thì chư Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp( như đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm …).Vì sự nghiệp TỪ BI mà các Ngài ứng hóa thân để giáo hóa chúng sinh. Hóa thân ra nhiều nhân vật như :thái tử, đại sư, bần tăng, bần đạo, quan lại, cư sĩ, triết gia, học giả, thậm chí là người hành khất…Vì vậy mà người ta gọi cõi Ta Bà là phàm Thánh(Phật, Bồ Tát…)đồng cư. Do đó ,ta có thể nói rằng nếu chúng sinh có mặt trên quả đất này 100 triệu năm, thì chư Phật và BồTát cũng đã giáng trần 100 triệu năm; nếu quả đất còn tồn tại 100 triệu năm, thì các Ngài vẫn sẽ còn đồng cư với chúng ta. Cho nên vấn đề đặt ra không phải là chữ Hán có trước hay sau Đức Phật Thích Ca mà làm sao chứng minh được rằng Phật pháp có trong chữ Hán một cách thuyết phục. Chúng tôi xin nêu ra một số chữ sau đây:

1-CHỮ THỜI: gồm bộ NHẬT (日) chỉ thời gian và chữ TỰ (寺) là ngôi chùa.Tại sao chữ THỜI lại có chữ TỰ (chùa) ? Câu hỏi rất thú vị. Trước hết ,xin nói về chữ THỜI.THỜI là chữ quan trọng nhất trong kinh Dịch: “Chu Dịch nhất bộ thư, khả nhất ngôn nhi lược chi viết thời”(Chu Dịch nếu tóm lược lại một chữ,đó là chữ thời). Học Dịch để biết thời; biết thời để hành động(tức CƠ) cho đúng, nên thường được gọi là THỜI CƠ: (“gặp thời thế ,thế thời phải thế”).Người quân tử sinh ở thời loạn thì đầu đội nón cời, chân đạp đất mà đi, mới tránh được tai họa do tiểu nhân hãm hại. THỜI gồm có THÁI và BỈ(kinh Dịch) , CHÁNH PHÁP, MẠT PHÁP(Phật), TRỊvà LOẠN, ( chính trị ), THỊNH, SUY (xã hội). Khả năng của con người không thể thay đổi được thời vận, nếu có cũng chỉ là chữa bịnh ngoài da, không thể nào lành bịnh được, vì bịnh từ ngũ tạng mà có. Nhưng Thánh nhân cho rằng dù sống trong thời Mạt pháp mà tu đúng Chánh pháp thì thời Mạt pháp sẽ trở thành Chánh pháp; dù sống trong thời loạn, khổ đau mà mọi người phát tâm TỪ BI: làm việc thiện, đừng sát sinh… thì sẽ tránh được chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cuộc sống được an vui… Vì vậy mà Thánh nhân dùng chữ TỰ(chùa) tạo ra chữ THỜI, để khuyến tấn người đời tu hành hầu thay đổi thời vận( cá nhân tu hành thay đổi vận hạn cá nhân, xã hội tu hành sẽ thay đổi vận hạn của đất nước…)Tại sao tu hành lại thay đổi được ? Vì vạn pháp do tâm tạo, bên trong thế nào thì bên ngoài thế đấy (nội ngoại tương thông, tương hợp), Vũ tụ, xã hội, thời vận đều do tâm tạo ra, tức là cộng nghiệp( tâm của chúng sinh cùng gieo nhân thì cũng cùng nhau nhận quả tương ứng). Tóm lại, chữ TỰ trong chữ THỜI chúng tỏ là Phật giáo có trước chữ Hán( chữ Hán là chữ hình tượng, dựa vào hình tượng đã có mà tạo ra), và người tạo ra chữ này không phải là người bình thường,mà là Thánh nhân, vì chỉ có Thánh nhân mới biết vạn pháp do tâm, mới khuyên người tu hành để thay đổi vận hạn.

2- CHỮ VÔ (無)là không: gồm có bộ HỎA ở phía dưới, ở giữa là bó củi, phía trên là chữ NHÂN( là người), Khi thiêu xong, thì xác NGƯỜI trở thành tro bụi, không còn gì cả, nên VÔ là không. Nhưng, tại sao người ta không đặt một con vật nào đó thay cho chữ NHÂN, hoặc bó củi cháy xong thì cũng thành tro, cần gì phải để chữ NHÂN ở trên? Đây chính là ngụ ý của Thánh nhân, nhằm nhắc nhở con người rằng THÂN XÁC là giả tạm, do đất ,nước, gió, lửa hợp lại, khi chết thì trở thành tro bụi, chẳng còn gì, chỉ có linh hồn hay thần thức mới tồn tại. Con người không nhận ra điều này, cứ lo o bế cái thân, khiến cho ta vốn đau khổ(vì sinh, bệnh, lão, tử) lại chịu thêm cái khổ khác. Vì muốn ấm cái thân nên con người lao đầu vào danh lợi( như con thiêu thân lao vào bóng đèn) để có quyền, có tiền mà phục vụ cái thân như : cao lương mỹ vị, biệt thự, xe cộ sang trọng…rồi kết quả được gì?Cuối cùng thì cái thân cũng trở về cát bụi, còn thần thức thì mang theo cái nghiệp ác đi vào tam đồ ác đạo (địa ngục ,ngạ quỷ, súc sinh): nghiệp sát sinh do ăn uống tẩm bổ cái thân, nghiệp gây đau khổ cho người để đạt danh lợi, nghiệp vọng ngữ, lường gạt…

Thân và tâm tỷ lệ nghịch với nhau.Cái thân càng sướng thì cái tâm càng khổ, xin hỏi những người quyền quý rằng tâm của họ có được yên hay không, nhất là những ngày cuối đời, oan gia trái chủ chập chờn tước mặt… Trái lại, các vị chân tu hạnh Đầu Đà ăn những gì mà người ta không muốn ăn, mặc những gì mà người không muốn mặc, làm những gì mà người ta không muốn làm… các Ngài lại sống ung dung tự tại. Chữ VÔ như một lời khuyên, một lời nhắc nhở củaThánh nhân . Thế nhưng, con người vẫn cứ o bế cái thân giả tạm cho đến phút cuối. Con người đau khổ thì thường than thở, trách trời, trách Phật… nhưng các Ngài đã dạy từng chữ, từng lời mà có ai học đâu ,như chữ VÔ chẳng hạn là cả một bài pháp.

Biết chúng sinh ngoan cố như thế mà Bồ tát vẫn âm thầm nhắc nhở như mẹ thương con, bẳng cách này không được, thì dùng cách khác. Chữ không chịu đọc, thì dùng thơ, dùng nhạc…Các Ngài nhập vào tâm thức một nhạc sĩ nào đó trong giây lát để họ viết lên lời nhắc nhở: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi…”

3-CHỮ NHẪN: (忍) , gồm bộ tâm (心), chỉ về tâm linh, giá trị tinh thần và chữ đao(刃), đao có ngạnh: nghĩa là dao đâm vào tim mà vẫn chịu được thì gọi là NHẪN.Tuy nhiên, ta nên hiểu rằng tim ở đây không phải là bộ phận tuần hoàn, mà là gía trị tinh thần, danh dự…( bởi nếu NHẪN là chịu đau về thể xác thì dao đâm vào bộ phận nào mà chẳng đau: như gan, ruột, phổi …). Trên thực tế thì nhiều người có thể chịu được nỗi đau thể xác, có người sẵn sàng chết để thanh minh, nhưng rất ít người chịu được nỗi đau về tinh thần . Chỉ có Thánh nhân, những bậc chân tu mới hành trì được hạnh NHẪN nhục . NHẪN là điều kiện cần phải có của người tu hành vì nó diệt được SÂN SI, tiêu trừ NGÃ MẠN ( còn sân hận, còn cảm thấy bị nhục thì còn chấp ngã; chấp ngã thì vô minh). NHẪN là một tiêu chuẩn để khảo nghiệm công phu tu tập của hành giả rất chính xác. Nếu có một vị tu sĩ nào, dù có bằng cấp là tiến sĩ Phật học mà khi bị chỉ trích thì phản ứng lại, hoặc thanh minh thì coi như có học mà không tu; có tu mà không hành; có hành mà không trì. Việc tu hành của họ như xây nhà lầu trên cát, cơn gió BÁT PHONG thổi đến là sụp đổ ngay. Ngược lại,một tu sĩ mà hành trì NHẪN nhục tinh tấn thì dù không biết chữ vẫn chứng ngộ(vì không còn chấp Ngã), trí huệ được khai mở. 

HT Quảng Khâm sau 13 năm ẩn tu trên núi, Ngài trở về chùa,bị sư phụ âm thầm phao tin là ăn cắp tiền chùa, Ngài bị các vị đồng tu khinh bỉ… Thế nhưng, HT vẫn ung dung tự tại, coi như mình đang uống nước cam lồ… và Ngài đã vượt qua bài thi khảo nghiệm quá dễ dàng. Một lần khác, đệ tử Ngài đến một ngôi chùa nọ nghe giảng pháp, Vị sư này nói xấu Ngài, đệ tử tức giận về thưa, HT liền bảo đệ tử mình hãy mau mau đến chùa ấy sám hối, xin lỗi vị sư đó, vì sư đó nói đúng! Chữ NHẪN của Thánh nhân là như thế, vì vậy mà các Ngài đã ĐÁO BỈ NGẠN, còn ta thì coi cái Ngã quá lớn nên từ vô lượng kiếp đến nay vẫn cứ mãi gọi đò:

Đời nửa khói mây chìm bóng mộng
Gọi đò một tiếng lạnh hư không
Quách Tấn

Thôi thì hãy viết chữ NHẪN dán lên tường, để xem vậy !

4- BI (悲) gồm bộ tâm (心) và chữ phi (非) là không phải, là lỗi lầm. Chữ này được các từ điển giải thích rất rõ nên chúng tôi chỉ đề cập ở phần chiết tự mà thôi. BI là thương những người lỗi lầm, tức sai phạm .Thông thường ta chỉ thương và giúp những người khốn khổ nhưng hiền lành, chứ không ai thương người xấu, người ác ;chúng ta thấy súc sinh là con vật mà không biết mối liên hệ trong tiền kiếp nên cho rằng TỪ BI với chúng là không đúng.Chỉ có Thánh nhân mới không chấp thiện, chấp ác, không chấp người, chấp vật( vượt lên thiện ác, đúng sai, người và súc vật), chỉ có Thánh nhân mới thấy người hay súc vật đó chính là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu, bè bạn… của mình từ vô lượng kiếp trước. Gặp lại người thân mà không thương, không cứu hay sao? Chúng ta do vô minh , chỉ biết có hiện tại nên tình thương có giới hạn , không thể sánh với Thánh nhân được. Vì vây, Thánh nhân khéo tạo ra chữ BI là thương cả kẻ lỗi lầm,những đối tượng mà được cho là không phải , không đúng .Phật pháp trong chữ này có thể viết được cả một cuốn sách .

5-NGỘ (悟) gồm bộ TÂM (忄 ) và chữ NGÔ (吾) là ta, tôi, chủ thể, nghĩa là cái biết do ta tự tìm ra, tự mình cảm nhận chứ không phải do học ỏi người khác. Những kiến thức do mình học hỏi mà có thì không gọi là NGỘ, nên không ai nói rằng mình NGỘ về toán, về lý…NGỘ là ánh sáng từ trong TỰ TÁNH phát ra, tức TRÍ HUỆ tự khai mở.TRÍ HUỆ ai mà chẳng có, nhưng vì vô minh(bụi tong tâm) che lấp. Vậy muốm NGỘ thì phải TU TẬP, quét bụi trong tâm, tức vọng tưởng, tham, sân ,si . NGỘ là thấy được chân lý , tức ĐẠO, mà “Đạo khả đạo phi thường Đạo” . Chân lý hay Đạo là nhất nguyên, nên không dùng ngôn ngữ (nhị nguyên )diễn đạt được, ngôn ngữ chỉ gợi mở, chỉ đường mà thôi. Do đó , muốn NGỘ thì phải dựa vào sự gợi mở, chỉ đường trong Kinh sách, dựa vào ngón tay chỉ mặt trăng của Đúc Phật mà tự tìm trăng (chọn pháp môn cho đúng căn cơ, hoàn cảnh, tránh chướng ngại trên đường đi…) . Ngài sợ chúng ta lầm ngón tay là mặt trăng nên đã dạy : “ Ta thuyết pháp 49 năm nhưng chưa từng nói một lời” . Chữ NGỘ đã giúp ta Ngộ ra lời Phật dạy.

6-KIẾN (見) vừa là bộ,vừa là chữ. Chữ này gồm chữ MỤC (目) là mắt, là nhìn thấy, phía dưới là hai cái chân, chứng tỏ là đang đứng nhìn.Ta thấy người đang đứng nhìn này không có đầu, không có mình mà chỉ có mắt. Tại sao ? vì thoát ra khỏi sự chi phối của lý trí nhị nguyên( đầu óc )và sự tham dục (phần mình cơ thể). Như vậy, KIẾN là thấy từ trong TỰ TÁNH, nên thấy được bản chất của sự việc . Vì Vậy, KIẾN được dùng với TÁNH : KIẾN TÁNH thành Phật.( xã hội càng ngày càng thay đổi , nên ý nghĩa của chữ cũng phải thay đổi theo, cho nên “kiến” ngày nay cũng khác xưa, bị chi phối bởi đầu,và mình vẫn được gôi là “ kiến”

7-THỨ (恕) gồm bộ TÂM (心) và chữ NHƯ (如), có nghĩa là tha thứ. Xem lỗi của người như là lỗi của mình. Có THÔNG mới cảm;có CẢM mới THỨ. Đây là ý nghĩa thông thường . Tìm hiểu về Phật pháp, ta thấy chữ này có ý nghĩa rất sâu xa.THỨ là không quan tâm đến thiện ác ,vì quan tâm đến thiện ác sẽ rơi vào tâm phân biệt, đối đãi, chấp trước, vọng tưởng sẽ nổi lên. Thí dụ đơn giản ở một khía cạnh khác : Khi ta nói Đẹp thì tâm đã có cái Xấu rồi,vì đẹp nhờ xấu mà có, nhờ có so sánh mới có xấu ,đẹp. Do dó, khi ta chấp THIỆN, thì cái ÁC(chủng tử ác) hiện ra, tất nhiên ta sẽ chấp THIỆN,ghét ÁC, như vậy là tâm chấp trước, làm sao đứng vững ở TRUNG ĐẠO. Hành trì Phật pháp là không chấp, phải đi trên trung đạo.Đừng cho rằng không quan tâm đến THIỆN ÁC là trái với lời dạy của Phật; Phật dạy chúng ta: “ chư ác mạc tác; chư thiện phụng hành”( chớ làm việc ác, làm các việc lành).Chúng ta làm việc thiện nhưng không nghĩ là mình đang làm điều tốt vì suy nghĩ như vậy vọng tưởng sẽ nổi lên, nhất là tham vi tế(sẽ được phước), ngã mạn(mình là người tốt) . Ta làm, mà không biết mình đang làm, tức VÔ VI, coi như một phản xạ tự nhiên.Đức Phật nói: “ Nếu có kẻ chặt tay ta, và có một kẻ khác săn sóc, băng bó cho ta, thì đối với hai người ấy, ta xem NHƯđồng đẳng”.Đây mới chính là THỨ, không quan tâm đến kẻ hại mình, cũng không mừng với kẻ giúp mình, vì mừng người tốt sẽ giận người xấu, nên coi họ NHƯ nhau. Như vậy, THỨ là không quan tâm đến thiện ác, tốt xấu, đúng sai, không chấp bên này, bên kia, vượt lên tất cả sự mâu thuẫn, đứng ở TRUNG ĐẠO.Đó là lý do tại sao THỨ lại có chữ NHƯ. Nói một cách khác, còn chấp là sẽ không bao giờ có THỨ ( có bao giờ mình coi kẻ hại mình NHƯ người giúp mình không ? Hãy hồi tưởng lại những lần mình đã THỨ cho người.)

Ngoài ra,nhờ có đại TRÍ HUỆ mà Phật thấy Phật và chúng sinh NHƯnhau( chỉ khác một chút: Phật là người đã thành, chúng sinh là người sẽ thành); người thiện và người ác NHƯ nhau( chỉ khác một chút : người thiện là người đã tu, người ác là người sẽ tu) . Thấy NHƯ nhau, tức sẽ THỨ

8-NHỤC (肉) là thịt, vừa là bộ, vừa là chữ, gồm KHẨU (口) là miệng và chữ hai NHÂN (人) là người đang ở trong miệng, xô đẩy nhau ( chữ khẩu hở nét dưới, chứng tỏ là đang há miệng để ăn). Tại sao là ăn người, làm sao có chuyện nầy trên cõi đời, người chỉ ăn súc sinh mà thôi. Một lần nữa ta lại thấy rằng chữ Hán là do Thánh nhân tạo ra. Vì sao? Vì chỉ có Thánh nhân mới thấy tiền kiếp của các con vật là người( nhờ có lục thông, ngũ nhãn) ,nên mới nói ăn thịt súc sinh chính là người ăn người, người ngoài đẩy người trong vào miệng, nhai nuốt nhau( đó là chưa kể con vật kia tiền kiếp là cha mẹ ,con cháu, vợ chồng, bè bạn …của nhau .Vô lượng kiếp, chẳng lẽ không có lần quan hệ nhau?).Quý vị có thể xem lời giảng của HT.Tuyên Hóa về việc người ăn thịt người trong “ ĐẠI BI CHÚ giảng giải”, trang 83-93 (có trên mạng) . Xin lược ghi một vài hàng: Thiền sư Chí Công, vị cao tăng, có lục thông ,ngũ nhãn đã chỉ cho mọi người trong bàn tiệc biết: những người đang ngồi ăn, tiền kiếp là dê , heo, gà;còn dê ,heo, gà trên bàn chính là bà con thân thuộc của họ trong tiền kiếp, vì mang nghiệp sát sinh nên phải chịu quả báo làm súc sinh để trả nghiệp (Chữ NHỤC này chúng tôi phỏng theo HT Tuyên Hóa)

9-HIẾU (好) là ham, thích gồm bộ NỮ (女) là con gái và chữ TỬ (子) là con trai ( chữ này có một âm khác là HẢO nghĩa TỐT). Nam, nữ đứng gần thì sinh ra ham muốn. Trên đời nầy có biết bao điều vui thích, nhưng không có sự vui thích nào hơn chuyện NAM NỮ.Người bình dân gọi là “trai gái”, trí thức thì gọi là tình yêu, nghệ sĩ thì xây “lâu đài tình ái” để rước họa vào thân .Vì vậy mà Thánh nhân dùng hai chữ này để tạo ra chữ HIẾU (là ham muốn) nhằm cảnh báo chúng ta.Chúng tôi không có khả năng lý giải về tai họa này nên xin trích lời dạy của một vị Bồ Tát thời hiện đại:

-Hiện nay quả địa cầu đang lâm vào một đại tai kiếp. Như chúng ta đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, quan chức thì tham ô, hối lộ v.v…đều là các cảnh trạng tuyệt vọng quá đi. Là Phật tử,chúng ta còn có phương pháp gì hầu cứu vãn tình cảnh này không ?- một Phật tử hỏi HT. Tuyên Hóa

-Hãy đoạn dục bỏ ái! Chính là cái này đây, nếu không có cái này thì mọi chuyện đều tốt đẹp cả. Bất kể dù có ai phản đối đi nữa, nếu tôi không nói về điều này tức không thể được, còn tin hay không là tùy quý vị.
Câu hỏi và câu trả lời có vẻ như không khớp nhau. Nhưng câu hỏi tiếp theo lại làm sáng tỏ , lời của Ngài là chính xác.

-Phật nói, Phật tánh vốn thanh tịnh, vậy vô minh từ đâu có?
-“Nhất niệm bất giác sanh tam tế, cảnh giới vi duyên trưởng lục thô”, vô minh của con là từ tình ái mà sinh ra, mà vô minh là cái tên riêng của ngu si đó. ( “ Gậy kim cang hét”tập 2 )

Như vậy, NAM NỮ hay tình ái( Phật pháp gọi là sắc dục )là gốc của vô minh.Do đó,sắc dục chính là nguyên nhân của mọi nguyên gây nên đau khổ trên cõi đời. Không cần bàn về triết lý mà chỉ cần nhìn vào xã hội từ xưa đến nay là có thể chứng minh sự tác hại của sắc dục. Tại sao An Lộc Sơn làm loạn? Câu trả lời là quá dễ. Tại sao người ta thích quyền lực? Hãy hỏi ông Chu Vĩnh Khang. Tại sao ai cũng muốn làm vua? Câu trả lời ở ngay trong HẬU CUNG của các ngài . Hàng ngày có những tin tức đau buồn , đau đầu như học sinh đánh ghen, giết nhau , gây thương tích, tù tội, tự tử, bịnh hoạn, phá sản sự nghiệp, gia đình chia ly…do sắc dục gây ra khá nhiều .

Tại sao sắc dục lại có sức lôi cuốn con người như thế, không “tha” cho ai cả: từ vua chúa, quý tộc, trí thức …cho đến kẻ bần cùng ngu dốt? Là vì con người do sắc dục mà sinh ra và cũng do sắc dục mà chết đi, nối tiếp nhau trên một vòng tròn,triền miên, bất tận.Ta biết rằng THÂN NGƯỜI khó được, nếu chết đi rồi mà muốn sinh làm người trở lại thì rất khó, khó hơn trúng số độc đắc(sáu số), nhưng làm súc sinh thì rất dễ, chỉ cần sát sinh,dù một lần là sẽ trở thành súc sinh.Nếu như tuổi thọ con người là 60 năm, thì khi chết đi ta sẽ làm kiếp súc sinh cả ngàn, vạn kiếp( theo luật nhân quả), Tại sao? Vì ngày nào mình cũng ăn thịt chúng (gà,vịt, trâu, bò, dê, chó, tôm, cá…tức sát sinh gián tiếp), hoặc giết chúng… Chúng ta thử làm một phép tính nhân cho 60 năm thì sẽ biết số kiếp làm súc sinh trong tiền kiếp và ở tương lại của mình( Xin đừng biện minh rằng mình không trực tiếp giết là không có tội.HT.Tuyên Hóa đã nói vui nhưng rất ấn tượng: “ Mình ăn thịt bò thì cơ thể của mình là CÔNG TY TNHH thịt bò, không thành bò mới là chuyện lạ”). Tại sao chúng tôi lại đề cập nhiều về kiếp súc sinh? Là vì súc sinh tham dục rất vô tư theo bản năng. Chúng sinh(người , và thú vật…)khi chết đi thì thần thức, tức phần hồn mang theo theo tất cả chủng tử mà mình đã tạo ra khi còn sống đi đầu thai( chủng tử là những ý nghĩ, ý niệm, sự thọ cảm… phần vô hình). Khi ta mãn án kiếp súc sinh(tức trả nợ xong) thì trở lại làm THÂN NGƯỜI, trong tâm thức ta bây giờ có tất cả các chủng tử của hàng vạn kiếp súc sinh; súc sinh thì phước mỏng, đần độn nên chủng tử đó toàn là THAM DỤC. Đó là lý do tại sao con người sống ở thế giới văn minh hơn súc vật mà lại có tính súc vật, tham dục .

Người Hoa thấy sự cảnh báo trong chữ hiếu( NAM, NỮ đứng bên nhau) là nguy hại nên tìm cách tách họ rời ra bằng “ đạo luật”: “ nam nữ thọ thọ bất thân”, phụ nữ không được đi học, không được làm việc ngoài xã xội. Luật nầy giống như luật kinh tế thời bao cấp, tức “ngăn sông, cấm chợ”, gây ra bất công … Ở Tây phương không có chữ HIẾU nên người ta không sợ, cho tự do yêu đương,tức mở cửa, giống như kinh tế thị trường . Hậu quả là trẻ em, học sinh cấp 2 cũng tham gia vào “tự do mậu dịch”. Thiên hạ đại loạn rồi ư?

Ở Đông phương, Việt Nam tệ nạn xã hội rất nhiều, nhiều khi chúng tôi không dám đọc báo … nhưng ba luồng tư tưởng Nho , Lão, Phật như ba mạch nước ngầm vẫn còn âm thầm chảy trong lòng đất, hòa quyện vào văn hóa dân tộc. Chỉ có cỏ cú là chết cháy khi trời khô hạn, nhưng những cây cổ thụ vẫn còn vì bám được vào lòng đất, nên còn tỏa cho đời bóng mát để chở che cho đàn em bé. Ơ Mỹ ( phương Tây), nhờ luật pháp rõ ràng, trình độ quản lý tốt, hiệu quả nên tệ nạn ít hơn… nhưng bên trong (tâm) thì là hình ảnh NAM NỮ, sắc dục.Sắc dục là vô minh( vô minh là có TRÍ mà không có HUỆ, một chướng ngại rất lớn khi tìm hiểu về triết Đông). Do đó, HT. Tuyên Hóa,người mà được Lục Tổ Huệ Năng báo cho biết trước là sẽ đến Mỹ hoằng pháp và sẽ có năm cánh hoa sen ở đó( 5 đệ tử đắc đạo ), đã than rằng lên trời đối với Ngài không khó, xuống đất không khó , cho gà trống đẻ không khó nhưng giáo dục cho người Mỹ là quá khó.

Tuy quá khó, nhưng Ngài vẫn làm được vì Ngài là Bồ Tát hóa thân ,có 18 đại nguyện .Và, sen đã nở trên đất Mỹ(VẠN PHẬT THÁNH THÀNH), hương DIỆU PHÁP LIÊN HOA đã và đang tỏa hương thơm ngát. Hàng phục được người Mỹ( Tây phương) thì thế giói sẽ bình yên vì khi ông TRÙM hồi đầu thì đối thủ sẽ buông đao ( đây là quy luật của tình thương )

11- HÔN (婚) gồm bộ NỮ (女) và chữ hôn (昏) là hoàng hôn, mờ tối, hôn trầm, hợp lại,nghĩa là cưới vợ, tức kết hôn. “ Kết hôn” được người đời coi như song hỷ, còn Thánh nhân cho là hôn trầm . HT Tuyên Hóa đã nói : “Kết hôn có nghĩa là sống trong hỗn độn rối loạn, không sáng suốt được chút nào cả. Trong Hán văn, quý vị có thể suy luận về nghĩa của hai chữ KẾT HÔN. HÔN có nghĩa là mờ tối”( “ Thủ Lăng Nghiêm”, tập 9, trang33, HT. Tuyên Hóa giảng thuật).

Bác sĩ Quách Huệ Trân kể lại: “Có nhiều bệnh nhân hỏi tôi: “Bác sĩ năm nay bao nhiêu tuổi…lập gia đình chưa? Tôi làm mai cho”. Tôi liền hỏi họ: “ Cuộc sống của bà rất sung sướng phải không?”. Thật kỳ lạ, không có người nào đáp là “ phải”…”( chỉ có một người đáp là “ phải”, nhưng vài tháng sau thì bà bỏ nhà đi trong 5 ngày và rồi tự tử…) (“Lắng nghe tiếng hát sông Hằng”).

Vợ hỏi chồng:- Anh ơi! Tại sao con chim này hót hay quá ?
Chồng đáp:- Tại vì nó chưa có vợ, chưa thiếu nợ .(sưu tầm)
Cuộc đời vốn là khổ, sống một mình hay kết hôn đều khổ cả, Thế gian là cõi trần( trần là bụi) ai mà chẳng hít bụi.Tuy nhiên, kết hôn là gánh thêm nhiều cái khổ vào thân, cái khổ nào cũng làm cho tâm ta chẳng yên : buồn ,lo, hờn,giận, tham,sân , si phủ thêm lên tâm một lớp bụi, làm sao mà không mờ tối, hôn trầm:

Lấy vợ, sinh con, rồi đẻ cháu
Làm chồng ,làm bố,lại làm ông

Trên vai, người đàn ông “tội ngiệp” này nặng vai gánh: gánh vợ , gánh con, gánh cháu…không khổ, không lo, không hôn trầm thời coi như nhờ phước đức bao đời để lại.

Nhưng thật ra, sự kết hôn là do nhân duyên, là sự trả ơn , báo oán mà mình đã tạo ra từ kiếp trước, thường thì OÁN nhiều hơn ÂN ( vì ác dễ làm), không oan gia trái chủ thì không sống chung một nhà. Vì trả nghiệp (ác) nên dễ có chuyện buồn, chỉ cẩn một lý do mơ hồ cũng tạo nên sóng gió, tâm có sóng gió tức là hôn trầm( giận mất khôn). Thánh nhân khéo tạo ra chữ hôn ( có chữ HÔN trầm, mờ tối bên cạnh bộ NỮ) như nhắc nhở, cảnh báo ta, chớ có lý tưởng mà thất vọng.Trong chỗ mờ tối đó, ta cần phải tìm ra ánh sáng để khỏi vướng vào chướng ngại . Đó là ánh sáng Phập pháp rất nhiệm mầu. Phật là đấng Y vương, biết rõ bệnh của chúng sinh. Nếu ta có 84 ngàn bịnh tật thì Ngài cũng có 84 loại thuốc cho ta, chỉ khó có một điều là phải có nhân duyên, có đức tin thời mới gặp. Đừng nghĩ rằng mình lập gia đình là hôn trầm thì không hóa giải được nghiệp chướng, không thể tu hành được. Kinh sách đâu phải dành riêng cho người cho xuất gia mà cho tất cả chúng sinh. Nhờ có đau khổ mới thấy phiền não là BỒ ĐỀ, một lợi thế của người tại gia; nhờ khổ đau mới kiểm chứng lời Phật dạy (bát khổ) là đúng. Người tại gia phát tâm tu hành tuy muộn nhưng rất tốt ví như chuối chín cây; người xuất gia mà không có thiện căn ,chưa đủ duyên, chỉ vì một lý do nào đó thì coi như chuối giú hóa chất .Trong quyển “Niệm Phật thấy Phật vãng sinh” của cư sĩ Tịnh Hải (ở Mỹ) đã cho ta thấy có rất nhiều Phật tử tại gia, có gia đình (tức đã từng hôn trầm, trong cảnh tối tăm) mà vẫn được vãng sinh, lưu xá lợi( sách ghi chép rõ ràng, có nhân chứng, vật chứng, không gian, thời gian , thời hiện tại). Pháp môn thù thắng cho người tại gia chúng ta trong thời mạt pháp nầy chính là TỊNH ĐỘ. Chỉ cần tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật tinh tấn là có kết quả. Cư sĩ Tịnh Hải 60 tuổi mới tìm đến Phật pháp, 70 tuỗi mới hạ thủ công phu, hơn 10 năm mà vãng sinh, lưu lại hơn 13.000 viên xá lợi, ( xem trên mạng, từ khóa: “ cư sĩ Tịnh Hải vãng sinh lưu xá lợi” ) 

12- CHỮ TRÍ, HUÊ.
TRÍ (智) gồm bộ NHẬT (日) là mặt trời và TRI (知) là biết,có nghĩa là nhờ ánh sáng mặt trời mới biết được, tức cái biết bên ngoài, biết về thế giới vật chất, hiện tượng .Sáng trong đầu gọi là trí .Đây là cái biết của khoa học kỹ thuật. Tây phương rất giỏi về lãnh vực này. Theo Phật pháp thì vật chất là giả hợp, không có thật, chỉ tồn tại trong một thời gian mà thôi, nên cái biết của TRÍ là VÔ MINH .Do một niệm sai lầm mà tạo ra vô lượng, vô biên sai lầm khác, vũ trụ chính là từ một niệm sai lầm mà ra.Đức Phật giảng cho Ngài A- nan vì sao có thế giới: “ Do ông vọng tưởng, mê mờ chân lý nên phát sinh si ái, khiến gây ra mê lầm cùng khắp nên có hư không. Cái mê biến không cùng nên có thế giới…”( Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Si ái là mê lầm trong yêu thích mà sinh ra chấp nhân ,chấp ngã. chấp đẹp chấp xấu, thiện ác, lớn nhỏ, trong ngoài, sáng tối, đúng sai, cao thấp, ngắn dài, sang hèn…sự mâu thuẫn đối đãi nhau kéo dài vô tận tạo ra một thế giới sai lầm, hư ảo. Ví như có một con số 1, rồi cứ ghép với con số 0, thành một dãy số dài vô tận, tạo ra một số thành quá lớn không thể tính đếm được ,nhưng nếu bỏ con số 1 đi thì số thành trở nên vô nghĩa. Vậy nếu không có một niệm vọng tưởng si ái thì sẽ không có thế giới . Tại sao có chiến tranh? Chiến tranh bắt đầu từ một niệm sai lầm mà ra. Tìm được nguyên nhân sẽ không còn chiến tranh, không tìm được thì thế giới còn triền miên khói lửa. Do vậy, thế giới ,hư không, vũ trụ đều do vọng tưởng tạo ra, tức do TÂM tạo. Thế nhưng, đối với người TRÍ (khoa học) thì họ không chấp nhận vì họ chưa hiểu được TÂM ở đâu, cho rằng TÂM không có , không thấy nó sinh ra vật chất bao giờ.Tôi đã từng nghĩ như vậy. Tôi tin vật chất là do tâm tạo một cách miễn cưỡng, do tin Phật mà tin vậy thôi. Cái nhà là do tôi tạo ra, cái xe là do tôi mua chớ đâu phải là TÂM tạo, cái dao là có thực,nếu không tại sao nó làm mình đứt tay.Nhưng nhờ giấc chiêm bao mà ngộ ra câu “vạn pháp do tâm tạo”.Thí dụ đơn giản: “ Bạn đang ở Ba Tri, mằm chiêm bao thấy mình ở Sài Gòn, trong giấc mộng không ai biết là mình mơ.Cảnh Sài Gòn hoàn toàn như thật: phố xá, nhà cao từng, cửa hàng, quán ăn, xe đủ loại, ồn ào,náo nhiệt. Vào quán ăn cũng cảm nhận mùi vị thức ăn, nếu té cũng thấy đau, nếu chạm vào vật nhọn thì máu chảy…Nhưng, khi tỉnh mộng, cảnh Sài Gòn liền tan mất, bạn lại nhận ra rằng mình đang ở Ba Tri. Vậy thì cảnh giới vừa thấy kia do đâu mà có, ai tạo ra ? Nó ở trong tâm, do tâm tạo ra. Chiêm bao là giấc mộng con, cuộc đời là giấc mộng lớn , cả hai đều giống nhau, thoáng qua là mất, mộng thực khó phân biệt. TrangTử mơ thấy bướm và tự hỏi :“ không biết Trang Chu là bướm hay bướm là Trang Chu.” Vạn pháp do tâm tạo, nhỏ như hạt bụi ,lớn như vũ trụ đều do tâm tạo ra, 10 phương pháp giới đều ở trong tâm cả.
Tâm ví như màn hình TV, 10 phương pháp giới giống như các kênh : kênh 1 là địa ngục, 2 là ngạ quỷ ,3 súc sanh, 4 là A Tu La, 5 là người, 6 là tiên, 7 là Thanh Văn, 8 là Duyên Giác, 9 là Bồ Tát, 10 là Phật. Chúng ta đang say sưa xem kênh số 5( là người), nếu chẳng may, Diêm Vương sai Ngưu Đầu, Mã Diện bấm kênh số 1 thì kênh 5 biến mất chỉ trong một sát na, ta buộc phải xem kênh số 1 của họ, thật hãi hùng cảnh Địa ngục; nếu ta “ bấm nhầm”kênh 2 thì lại thấy ngạ quỷ đói khổ, sống ở nghĩa trang, hay lang thang trong bụi rậm;nếu may mắn chuyển được kênh 6 thì thích vô cùng vì cảnh quá đẹp;nếu may mắn hơn nữa chuyển được từ kênh 7 đến 1O thì thấy được cảnh ung dung tự tại, an lạc , không bao giờ dám xem các kênh ở dưới vì chuyên nói về tham dục.
Sinh, tử do mê lầm mà có vì thực ra chỉ là một sự chuyển đổi kênh mà thôi. Vì thế mà HT. Quảng Khâm, trước khi viên tịch đã nói với đê tử: “ Không đến ,không đi, không việc gì cả”. ( tức chuyển đổi cảnh giới)
TRÍ dù có thông minh đến đâu cũng không thấy được TÂM, các cảnh giới trongTÂM ; muốn thấy được TÂM thì phải có HUỆ
CHỮ HUỆ (慧) là sáng trong tâm, gồm bộ TÂM (心) và chữ TUỆ (彗) là cái chổi. Muốn cho tâm sáng thì phải dùng chổi quét sạch bụi( bụi trong tâm là vọng tưởng,tham ,sân ,si… không phải chỉ có ở kiếp nầy mà cả kiếp trước còn tồn tại.). Tâm cũng giống như tấm kiếng, nếu bị bụi bám vào thì không sáng.
Châu-lợi- bàn –đà –già( trong kinh A Di Đà) là người đần độn, được sự trợ giúp của 500 vị A La Hán nhưng sau 100 ngày mà vẫn không thuộc được bài kệ, chẳng nhớ được chữ nào. Đúc Phật giải thích cho ông biết nguyên nhân sự đần độn đó là ích kỷ.Trong một đời trước, ông là một pháp sư tinh thông Tam Tạng, có 500 đệ tử, ngày nào họ cũng muốn học với ông nhưng ông không dạy, họ quỳ trước ông 3 ngày ,3 đêm mà ông không dạy cho họ một lời, nên ông phải chịu quả báo. Nghe xong, ông cảm thấy xấu hổ, tự trách mình. Đức Phật cầm cái chổi giơ lên và hỏi: 
-Ông biết cái gì đây không?
- Thưa, cái chổi.
-Ông có nhớ được không ?
-Thưa, được.
Rồi Ngài dạy ông:
-hãy lặp lại suốt ngày : “ chổi ,chổi, chổi.”
Ông học thuộc sau vài tuần, Đức Phật đổi các chữ ấy thành “quét sạch, quét sạch , quét sạch”. Ông tinh tấn thực hành lời Phậtt dạy.
Nhờ cái chổi hữu hình và vô hình mà ông quét sạch bụi trong tâm (ích kỷ) nên TRÍ HUỆ được khai mở, đắc quả A La Hán( Chúng tôi phỏng theo bài giảng của HT Tuyên Hóa về sự tích này trong Kinh A Di Đà và Thủ Lăng Nghiêm )
Lời dạy của Đức Phật phù hợp với chữ HUỆ (chiết tự) chứng tỏ rằng chữ Hán là do Thánh nhân tạo ra, một minh chứng quá rõ ràng.
* GHI CHÚ: Chữ HUỆ có một âm khác là TUỆ. Thế tục dùng chữ TUỆ, còn trong Phật pháp,chữ HUỆ thường được dùng nhiều hơn( có lẽ do thói quen này mà TUỆ nghiêng về TRÍ, HUỆ nghiêng về TÂM ) TUỆ có hai chữ: chữ có bộ tâm là HUỆ, không có bộ tâm là cái chổi.
Đối với bậc đại giác thì TRÍ và HUỆ là một. Trong TRÍ có HUỆ; trong HUỆ có TRÍ, tuy hai mà một. Với phàm phu chúng ta thì trí và huệ là hai. Trí có thể thông thái, nhưng huệ thì rất mơ hồ( vì vọng tưởng)
Cổ nhân dạy rằng nếu xem kinh mà không hiểu thì xem tâm, nghĩa là do tâm đầy bụi, quét sạch bụi là ngộ được kinh, dù chỉ nghe thoáng qua, tâm còn bụi thì dù có thông thái đến đâu cũng không ngộ được. Thần Tú rất uyên bác về kinh điển, còn Huệ Năng thì không biết chữ ( vào chùa làm công quả, giã gạo…) ,nhưng lại được Ngũ Tổ trao Y Bát và trở thành Lục Tổ vì tâm Ngài không còn bụi, tức TRÍ HUỆ đã khai mở.
Trí là sở tri chướng,làm cho huệ không khai mở,vì vậy trong tu tập nên học theo cái “NGU”của Thánh nhân, phải vứt bỏ cái trí thông minh( kiến thức nhị nguyên, tức khoa học) Xin chép lại câu chuyện hay nhất trong tác phẩm “Góp nhặt cát đá”:
Nan-in, một thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị(1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền.
Nan-in mời trà. Ông đã rót đầy tách của khách, nhưng vẫn tiếp tục rót thêm. Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách trà tràn ra cho đến khi không còn kiềm mình được nữa:
-Đầy quá rồi, xin đừng rót nữa.
- giống như cái tách này, ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông. Làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được, nếu ông không cạn cái tách của ông trước.
Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.(ND)

Lê Phương Hướng

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Bữa Ăn Của Học Sinh

BỮA ĂN TRƯA TẠI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM



Các nước Nam Hàn, Phần Lan, Ý hay Brazil đều cung cấp cho học sinh
 khẩu phần ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Còn ở Mỹ hay Anh lại đang
cho học sinh ăn những món không có lợi cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ béo phì. 
.

Bữa ăn trưa của                                                          học sinh của                                                          các nước (từ                                                          trên xuống                                                          dưới theo                                                          chiều kim đồng                                                          hồ): Ukraina,                                                          Brazil, Phần                                                          Lan và Pháp.
Bữa ăn trưa của học sinh của các nước (từ trên xuống dưới theo
 chiều kim đồng hồ): Ukraina, Brazil, Phần Lan và Pháp.
Bữa ăn trưa của học sinh tại Mỹ bị đánh giá                                                          là không tốt                                                          cho sức khỏe                                                          khi có những                                                          món như thịt                                                          gà chiên viên                                                          với tương cà,                                                          một ít đậu                                                          xanh, một ít                                                          khoai tây                                                          nghiền và một                                                          cốc hoa quả                                                          một chiếc bánh                                                          socola chip để                                                          tráng miệng.
Bữa ăn trưa của học sinh tại Mỹ bị đánh giá là không tốt cho sức khỏe
khi có những món như thịt gà chiên viên với tương cà, một ít đậu xanh,
 một ít khoai tây nghiền và một cốc hoa quả một chiếc bánh socola chip
 để tráng miệng.
Các em học sinh ở miền Nam Ấn Độ có một suất                                                          ăn gồm cơm                                                          trắng, canh                                                          sambar và rau                                                          mướp xào.                                                          Ngoài ra có                                                          một bát sữa                                                          đông, một cốc                                                          sữa bơ và món                                                          tráng miệng                                                          ngọt kesari
Các bạn học sinh ở miền Nam Ấn Độ có một suất ăn gồm cơm trắng, "
canh sambar và rau mướp xào. Ngoài ra có một bát sữa đông, một
 cốc sữa bơ và món tráng miệng ngọt kesari
Suất ăn trưa tại một trường học ở nước                                                          Estonia là cơm                                                          trắng với một                                                          miếng thịt và                                                          rau bắp cải                                                          tím. Các em                                                          cũng được thêm                                                          bánh mì và một                                                          ly socola.
Suất ăn trưa tại một trường học ở nước Estonia là cơm trắng với
một miếng thịt và rau bắp cải tím. Học sinh cũng được thêm bánh mì
và một ly socola.
Học sinh ở Anh với bữa trưa gồm một ít xúc                                                          xích nấu với                                                          đậu, một củ                                                          khoai tây                                                          nướng, một bắp                                                          ngô và tráng                                                          miệng bằng một                                                          lát dưa và                                                          thức uống đóng                                                          hộp.
Học sinh ở Anh với bữa trưa gồm một ít xúc xích nấu với đậu,
một củ khoai tây nướng, một bắp ngô và tráng miệng bằng
một lát dưa và thức uống đóng hộp.
Bữa trưa của học sinh tại Ý được đánh giá đủ                                                          chất dinh                                                          dưỡng khi có                                                          mỳ nui, cá và                                                          hai loại salad                                                          cùng bánh mỳ                                                          và nho tráng                                                          miệng.
Bữa trưa của học sinh tại Ý được đánh giá đủ chất dinh dưỡng khi
có mỳ nui, cá và hai loại salad cùng bánh mỳ và nho tráng miệng.
Ở Phần Lan bữa trưa chủ yếu là các món chay                                                          gồm có súp                                                          đậu, cà rốt,                                                          salad và bánh                                                          ngọt cuộn với                                                          mứt dâu để                                                          tráng miệng.
Ở Phần Lan bữa trưa chủ yếu là các món chay gồm có súp đậu,
cà rốt, salad và bánh ngọt cuộn với mứt dâu để tráng miệng.
Ăn trưa ở trường học tại Tây Ban Nha, suất                                                          bên trái gồm                                                          thịt trắng,                                                          dâu tây và sữa                                                          chua, bông cải                                                          xanh, dưa                                                          chuột và cá                                                          hồi nướng.                                                          Suất bên phải                                                          gồm có các                                                          loại quả như                                                          lê, táo, dâu                                                          tây, đậu Hà                                                          Lan...
Ăn trưa ở trường học tại Tây Ban Nha, suất bên trái gồm thịt trắng,
dâu tây và sữa chua, bông cải xanh, dưa chuột và cá hồi nướng.
Suất bên phải gồm có các loại quả như lê, táo, dâu tây, đậu Hà Lan…
Học sinh ở Hàn Quốc được ăn trưa với bông                                                          cải xanh và ớt                                                          xào, cơm chiên                                                          đậu hũ kèm kim                                                          chi và súp                                                          cá.
Học sinh ở Hàn Quốc được ăn trưa với bông cải xanh và ớt xào,
cơm chiên đậu hũ kèm kim chi và súp cá.
Phomat, đậu đũa xanh, cà rốt, thịt bò cùng                                                          táo và kiwi là                                                          suất ăn của                                                          các trường học                                                          tại Pháp.
Phomat, đậu đũa xanh, cà rốt, thịt bò cùng táo và kiwi là suất ăn
của các trường học tại Pháp.
Một bữa ăn của các hương vị truyền thống của                                                          Brazil gồm cơm                                                          trộn đậu đen,                                                          chuối nướng,                                                          thịt lợn xào                                                          với ớt và rau                                                          mùi, xà lách                                                          xanh và một ít                                                          bánh mì.
Một bữa ăn của các hương vị truyền thống của Brazil gồm
cơm trộn đậu đen, chuối nướng, thịt lợn xào với ớt và rau mùi,
xà lách xanh và một ít bánh mì.
Cơm trắng, gà viên chiên, rễ khoai môn và                                                          súp hạt đậu là                                                          bữa ăn trưa                                                          khá đơn giản ở                                                          trường ở Old                                                          Havana, Cuba.
Cơm trắng, gà viên chiên, rễ khoai môn và súp hạt đậu là bữa ăn trưa
khá đơn giản ở trường ở Old Havana, Cuba.
Tại Nhật Bản, các em học sinh thường ăn cá                                                          chiên, rong                                                          biển khô, cà                                                          chua, súp miso                                                          với khoai tây,                                                          cơm trắng                                                          (trong hộp kim                                                          loại) và một                                                          cốc sữa.
Tại Nhật Bản, các em học sinh thường ăn cá chiên, rong biển khô,
cà chua, súp miso với khoai tây, cơm trắng (trong hộp kim loại)
 và một cốc sữa.
Bữa trưa lành mạng của học sinh tại Tây Ban                                                          Nha gồm bánh                                                          mỳ hạt, tôm                                                          với cơm gạo                                                          nâu, soup lạnh                                                          Tây ban Nha và                                                          ớt ba màu. Món                                                          tráng miệng là                                                          một nửa quả                                                          cam.
Bữa trưa lành mạng của học sinh tại Tây Ban Nha gồm bánh mỳ hạt,
 tôm với cơm gạo nâu, soup lạnh Tây ban Nha và ớt ba màu.
 Món tráng miệng là một nửa quả cam.
Tại Ukraine, một suất ăn trưa gồm súp củ cải                                                          đường, dưa bắp                                                          cải, xúc xích                                                          và khoai tây                                                          nghiền. Món                                                          tráng miệng là                                                          một chiếc bánh                                                          ngọt.
Tại Ukraine, một suất ăn trưa gồm súp củ cải đường, dưa bắp cải,
 xúc xích và khoai tây nghiền. Món tráng miệng là một chiếc bánh ngọt.
Ăn trưa trường học Hy Lạp đặc trưng có món                                                          gà nướng, lá                                                          nho nhồi bông,                                                          salad dưa                                                          chuột cà chua,                                                          sữa chua hạt                                                          lựu và hai quả                                                          cam.
Ăn trưa trường học Hy Lạp đặc trưng có món gà nướng, lá nho nhồi bông,
 salad dưa chuột cà chua, sữa chua hạt lựu và hai quả cam.
Đây là những bát salad để phục vụ tại Trung                                                          tâm Delcare                                                          Edu, một nhà                                                          trẻ tại trung                                                          tâm khu kinh                                                          doanh của                                                          Singapore.
Đây là những bát salad để phục vụ tại Trung tâm Delcare Edu,
một nhà trẻ tại trung tâm khu kinh doanh của Singapore.
Hai phần ăn tại một trường tiểu học ở                                                          London, Anh.                                                          Bên phải bao                                                          gồm mì ống với                                                          bông cải xanh                                                          cùng một lát                                                          bánh mì và                                                          trái cây. Ở                                                          bên trái là                                                          cơm, rau và                                                          súp lơ xanh,                                                          bánh bông lan                                                          với mãng cầu                                                          và chuối để                                                          tráng miệng.
Hai phần ăn tại một trường tiểu học ở London, Anh. Bên phải bao gồm
mì ống với bông cải xanh cùng một lát bánh mì và trái cây.
Ở bên trái là cơm, rau và súp lơ xanh, bánh bông lan với mãng cầu
 và chuối để tráng miệng.
Tại Pháp, một bữa ăn trưa gồm có cơm, cá                                                          hồi, một lát                                                          bánh mì, salad                                                          với cần tây và                                                          cà rốt. Ngoài                                                          ra tráng miệng                                                          có cam và bánh                                                          rán.
Tại Pháp, một bữa ăn trưa gồm có cơm, cá hồi, một lát bánh mì,
salad với cần tây và cà rốt. Ngoài ra tráng miệng có cam và bánh rán.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh6DMLWqPRw9l56tX4tlVrR3VDRxpUoSG5iZciA_xBHqbiTquVrLfQ0Diu92xe1Qs0nbweAuZP2FwU50JnKghWsdq9QtZZJiIG0WWmye8MXFKeIftcZxoOs81c5wwH-queftoWTas6_Mv8/s1600/c9c3b830-bf15-4898-882c-ce77e9108173.jpg
VIỆT NAM

Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket