Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

LPH10- CÕI NGƯỜI TA

CÕI NGƯỜI TA
(HỒI mã thương KÝ)

Cuộc đời chính là truyện phim nhiều tập, một thể loại tổng hợp: vừa bi, vừa hài,vừa tình cảm, xã hội, triết lý, trinh thám và baọ lực…mà chính mình thủ vai chính, dù không qua trường lớp. Cuộc đời cũng chính là cuốn KINH do mình viết ra, rất có giá trị với bản thân mình. Muốn hiểu được kinh Phật thì phải dựa vào kinh của chính mình, nếu không thì chẳng hiểu gì cả( ngoài trừ bạn là bậc thượng căn)Tôi đã đóng được 70 tập nhưng đáng nhớ nhất là giai đọan lịch sử “quay” tại Ba Tri (sau năm 1975.) 

Trước ngày lịch sử, trí thức nói chung và giáo chức nói riêng đi ra đường thì bỏ áo vào thùng(quần), quần áo phải ủi ,phải mang giày. Nhưng sau 30 tháng 4, mọi việc đảo lộn.Lớp người bên thắng cuộc ở rừng về , họ ăn mặc rất giản đơn: áo quần cũ, không bỏ áo vào thùng, có anh “chơi” nguyên bộ bà ba, và mang dép. Họ có tên gọi rất dân dã: anhHai, Anh Ba… chú Tư, chú Năm…trình độ không có nhưng quyền lực trong tay. Giữa lúc tranh tối, tranh sáng, chưa có pháp luật, các anh, các chú ở rừng về, sử dụng luật rừng nên chúng tôi ai cũng sợ.Không ai bào ai, nhưng tất cả đều thay đổi phong cách sống, ăn mặc cho giống cán bộ,phải bỏ giày mang dép…

Một hôm nhìn đôi giày nằm trong xó, trong đầu tôi lóe ra ý nghĩ : thầy giáo là THÁO GIÀY. Tôi không ngạc nhiên vì trong tiếng Việt lại có một ngôn ngữ triết lý( một chữ có hai nghĩa đối lập, tức có âm ,dương) vì thời thơ ấu đã từng nghe như : THI ĐUA là THUA ĐI, CHÍNH PHỦ là CHÚ PHỈNH…)nhưng rất thích vì nó đúng với thực tế là tôi đang tháo giày.Nói theo ngôn ngữ bóng đá là nhờ điểm rơi phong độ;mà điểm rơi phong độ thì chắc còn khám phá thêm.Tháng 4, tôi không lãnh được lương nên mất trắng, khoảng 50.000 $(lương và phụ trội). Tứ cố vô thân, không tiền nên phải ăn cháo. Thầm nghĩ mình thua cả Chí Phèo vì anh ta còn ăn được bát cháo hành, còn tôi thì cháo trắng.Bỗng trong đầu lên tiếng giải thích GIÁO CHỨC là DỨT CHÁO. Thế là tôi rất tự tin, tiếp tục khám phá sự “mầu nhiệm “của tiếng Việt. Trước 1975, những người dạy học từ lớp 6 trở lên gọi là giáo sư, giờ thì gọi là giáo viên.Tôi không hiểu tại sao. Hôm ra xã chơi thấy giáo viên đào giếng, đào ao để trồng hoa màu vì lương không đủ sống nên tôi hiểu được ý nghĩa của danh từ nầy: GIÁO VIÊN là GIẾNG AO(tức đào giếng, đào ao).Các bạn ở xa, gần rừng thì chở cây, chở củi nên THẦY CÔ là THỒ CÂY

Cái gì đến sẽ đến. Lương quá ít, quản lý không giống ai, sách giáo khoa một chiều( “ ví dù con phụng bay qua, họ nói con gà mình phải nói theo” ) nên giáo viên ở xa lần lượt bỏ đi. Tôi cũng muốn về quê sống,nhưng ở quê tôi vào hợp tác xã,xã viên chỉ hưởng lúa điểm( tức chấm điểm lao động rồi quy ra lúa) .Nghe nói LÚA ĐIỂM là LIẾM ĐŨA nên tôi không về… Sau nầy nghe ông NVL nói một câu rất hay:”phải tự cứu mình trước khi trời cứu”), tôi hiểu GIÁO DỤC là VỤT GIÁO nên liền rời bục giảng!

Về Sai Gòn,tạm trú trên mảnh đất quê hương, làm phó thường dân Nam bộ, sống lang thang, ngày ngày qua lại những con đường mòn lầy lội của vùng đất dữ, lúc bây giờ là những con rạch nước đen, ao rau muống bốc mùi ô uế. Tôi đã học dăm ba chữ Hán, hiểu dược nghĩa của từ TRẦN AI( TRẦN là bụi; bụi bay lên thì gọi là AI) nhưng chưa bao sống chung với bụi ở cõi trần ai như bây giờ; tôi cũng học triết Đông, cũng biết một số danh từ, thuật ngữ Phật giáo như frown emoticon đời là )ảo mộng, vô thường, sắc tức không…(trần gian là )uế độ, nhưng cái học của tôi ngày xưa là để thi cử, chỉ thấm ngoài da mà thôi . Tại sao? Vì tôi chưa khổ. Cổ đức nói: “chúng ta phải trả một cái giá rất đắt , có khi cả một đời người mới hiểu được vài lời Phật dạy”

Chúng tôi đã trải một gía quá đắt nên đã ngộ , lời Phật dạy đã thấm vào máu thịt(trong tương lai sẽ vào xương tủy). Đêm 29, tiếng trống, tiếng la đánh thức mọi người… Có người sáng ra mất trắng: mất tiền, mất tài sản, mất địa vị, công danh, mất cả người thân. “bừng con mắt dậy thấy mình tay không”. Chỉ có một đêm thôi ! Nếu không gọi là GIẤC MỘNGl, là HƯ ẢO thì gọi bằng gì? Nó xảy ra quá nhanh , quá bất ngờ, nếu không gọi là VÔ THƯỜNG thì gọi là gì? Hôm qua ,ta có nhiều thứ(cái gì có hinh tướng thì gọi là SẮC) mà giờ không còn. Như vậy SẮC tức là KHÔNG. Xin TRI ÂN những người làm cho tôi đau khổ, nhờ có khổ mới ngộ( người xưa nói ,có hai cái rất khó: “nghèo mà bố thí, giàu mà tu”. Đúng vậy , hôn quân , bạo chúa, trọc phú có bao giờ tu. Xin TRI ÂN những người đẩy tôi vào chốn trần ai,vào những con hẻm sâu cạnh con kinh nước đen ô uế nên giúp tôi hiểu cõi người ta là UẾ ĐỘ, nhờ đó mà tôi mới tìm đường về cõi TỊNH ĐỘ( ĐỘ là THỔ, đất, cõi,nước )

Ông bà ta nói: “không ơn người lành mà ơn kẻ dữ” rất hay vì kẻ dữ đem lại cho ta PHIỀN NÃO mà PHIỀN NÃO tức BỒ ĐỀ. Nhờ có bóng đêm nà ta mới thấy được ánh sáng của các vị sao, nương nhờ vào đó mà tìm cố hương, tìm lạI BẢN LAI DIỆN MỤC…Xin tri ân!
30 tháng 4

Lê Phương Hướng

(Chưa sửa lỗi kỹ thuật)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

PHT001- Pensée Ngày Ấy




Pens
ée ngày ấy


Nhìn đóa pensee nhớ thuở nào
Xuân về, hạ đến đã gởi trao
Tình anh theo cánh pensee tím
Muốn nói cùng em bao xuyến xao

Em ơi, ngày ấy ngây thơ quá
Đánh cắp hình em để lén nhìn
Biết được dỗi hờn em xin lại
Đấy rồi bạn học biết, trêu anh

Tên em cuối nữ, anh đầu nam
Học môn Văn chung tổ thuyết trình
Anh ngâm Đông Hồ, em Tương Phố
Theo dấu thi ca một mối tình

Em có nhớ lần đi dã ngoại
Dưới hàng me cả lớp bày trò...
Em làm công chúa xinh xinh quá
Anh mơ hoàng tử ân tình trao

Vật báu đề ra anh tìm được
Nhưng nàng công chúa vẫn ngàn xa
Em ơi, kỷ niệm ngày xưa đó
Sống mãi trong tim chẳng xoá nhoà

Đã bốn mươi năm lần gặp cuối
Mà chừng như chỉ mới hôm qua
Muôn nẻo đường đời nơi xứ lạ
Luôn màu hoa tím chẳng phôi pha...

Phan Hồng Thúy

(Chs/TH Ba Tri 1968)

.


MẸ TÔI

Trời chiều nắng nhạt đường quê
Bao tà áo trắng nẻo về bay bay
Mẹ tôi mười sáu trâm cài
Thơ ngây tuổi ngọc tóc dài nghiêng che

Sân trường vừa dứt tiếng ve
Miền trung thầy trẻ được mời vào đây
Dân nam tình cảm đong đầy.
Mẹ ba gặp gỡ se dây tơ hồng

Số phận ai biết đục trong
Mẹ tôi gác bút theo chồng tựa nương
Tình quê xóm nhỏ vấn vương
Ra đi để lại song đường xót xa

Con gái làm dâu người ta
Dặm ngàn xa tít biết ra thể nào
Phong tục tập quán ra sao
E rằng khác biệt , dẫu đồng bào thôi

Than ôi ! Sợ cũng lỡ rồi...
Một năm sau đã bồi hồi lệ tuôn
Thẩn thờ nhìn ánh trăng suông
Uyên ương rã cánh , đoạn trường hồng nhan

Khóc tình duyên đã lỡ làng
Ôm con thơ dại bẽ bàng đôi nơi
Trăm cay ngàn đắng trên đời
Gom vào cho mẹ không lời oán than

Mẹ ơi ! Thương mẹ vô vàn ...
Nửa đời ngắn ngủi màu tang đến rồi
Trần gian đày đọa mẹ tôi
Mong về bên ấy mẹ thôi khổ sầu

Con tìm đâu , biết tìm đâu ...
Nhìn vào dư ảnh , bạc đầu nhớ thương
Mong sao thoát cảnh thê lương
Cho linh hồn mẹ Thiên đường phiêu diêu...

Phan Hồng Thúy


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket