Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

LPH011- THAM NHŨNG ĐI VỀ CÕI NÀO SAU KHI CHẾT

THAM NHŨNG ĐI VỀ CÕI NÀO SAU KHI CHẾT

PHUONG HUONG LE·FRIDAY, JULY 8, 2016

Khoa học không thể nào biết con người về đâu sau khi chết , nhưng với một bậc chân tu chứng đắc( có lục thông,ngũ nhãn) thì rất dễ dàng.Thời mạt pháp có trăm vạn người tu nhưng chứng đắc thì hầu như không có. May cho chúng ta, thời cận đại nầy có được những vị chân tu mà người đời ngưỡng mộ đã gọi các Ngài là Bồ Tát hóa thân như HT.Hư Vân, Tuyên Hóa , Thiền Tâm, Quảng Khâm,người mà bác sĩ Quách Huệ Trân nói là BẢO VẬT của Phật giáo(1) “Cẩm nang tu học và lược thuật hành trạng của HT. Quảng Khâm”,cuốn sách tập hợp những lời khai thị, những bài giảng của Hòa Thượng rất đơn giản vì Ngài không biết chữ, nhưng sâu sắc vô cùng vì Ngài đã chứng ngộ(giống như Lục Tổ Huệ Năng), càng đọc, càng ngộ ra nhiều điều thú vị, giúp ta hiểu sâu về Phật pháp. Xin trích ra đây lời giảng của HT. về con trâu, chắc các bạn không bao giờ ngờ tới : “ LÀM TRÂU LÀ NGHIỆP BÁO DO KIẾP TRƯỚC LÀM QUAN KHÔNG THANH BẠCH, KHÔNG LIÊM KHIẾT.CÓ MỘT NGƯỜI LÀM QUAN, RỒI ĐEM TIỀN CỦA TRỐN RA NGOẠI QUỐC. CUỐI CÙNG Y PHẢI TRẢ QUẢ BÁO, ĐẦU THAI LÀM TRÂU Ở ĐÀI LOAN NẦY. “Một đời làm quan xấu/ Chín kiếp làm trâu trừ nợ”. CON TRÂU CÓ HAI CÁI SỪNG MÀ CỌP CŨNG PHẢI KIÊNG SỢ. DẦN DẦN, MỘT NGÀY KIA CON TRÂU CŨNG SẼ HIỂU” (2) .(xin ghi chú : bậc chân tu không bao giờ dám vọng ngữ, không dám nói những gì mà mình chưa kiểm chứng là thật). 

Trước khi giải thích tại sao hương linh (người tham nhũng )thích sừng trâu , sừng bò , ta hãy tìm hiểu về phần trên, phần nói về nghiệp. Không thanh bạch, không liêm khiết tức là tham nhũng,là lấy tiền thuế của dân tiêu xài phung phí; tiền thuế là gì? Là máu thịt của dân. Vậy thì ông tham nhũng kia phải về Đài Loan trả lại máu thịt mà mình đã cướp của dân bằng cách đầu thai làm trâu, bò cho dân ăn để họ lấy lại phần máu thịt đã mất (nhưng trước khi trả cho dân tiền thuế, trâu, bò ghé “thăm” chủ trang trại,chủ lò mổ, cửa hàng bán thịt, nhà hàng ,tiệm ăn… trả dần dần tiền mà kiếp trước đã lấy của họ). Nhân quả tơ hào không sai,dù sống hợp pháp ở nước ngoài,dù hạ cánh an toàn nhưng khi chết thì phải về Đài Loan làm bò, làm trâu vì ông thiếu nợ người dân ở đây. Câu “ một đời….và chín kiếp”là con số tượng trưng, gợi ý, phải hiểu một cách linh động, phải tùy vào mức độ tham nhũng mà quy ra số kiếp làm trâu, làm bò. Thí dụ đơn giản: nếu như ông ta tham nhũng cấp xã thì thì có thể làm bò , làm trâu chừng vài ba kiếp; cấp huyện thì vài chục kiếp; cấp tỉnh thì vài trăm kiếp; cấp trung ương thì ngàn kiếp; hôn quân, bạo chúa thì vạn kiếp. Vì vậy mà trên thế gian nầy trâu, bò tồn tại mãi mãi(“nhờ” tham nhũng mà trâu,bò mới xuống núi làm gia súc; thấy trâu bò thì biết là thế giới nầy là tham nhũng) Muốn tham nhũng thì phải có quyền lực , không có quyền lực thì làm sao tham nhũng. Do đó ,người tham nhũng luôn luôn mơ ước quyền lực, gần chết mà vẫn cứ bám vào cái ghế quyền lực, khi tâm nghĩ đến cái gì thì mình sẽ là cái đó( sống để dạ ,chết sẽ mang theo) . Quyền lực tức là vũ khí để hại người, là thanh gươm để bảo vệ mình, là công cụ để cướp của: “ con ơi nhớ lấy câu nầy/ cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”( ca dao thời phong kiến ). Người tham nhũng thích phô trương quyền lực để hù dọa, để cướp của…Thích quyền lực,thích phô trương quyền lực trở thành tập khí . Khi chết, con người bỏ lại tất cả những gì mà mình tạo ra nhưng lại mang theo nghiệp và tập khí(thói quen ưa thích). Khi hương linh bị đọa làm kiếp súc sinh (do nghiệp), thì hương linh lại tùy theo tập khí mà chọn đối tượng. Thí dụ: người thích mang guốc cao gót thì nhập vào thai ngựa để có đôi chân dài; người thích ăn, rồi ngủ thì nhập vào thai rắn(2b); người thích phô trương quyền lực thì thích nhập vào thai trâu ,bò . Vì sao? Vì cặp sừng trâu giống như hai thanh kiếm, sừng bò giống như dao găm, chỉa ra ngay trên đầu như phô trương sức mạnh…( chọn đối tượng theo tập khí , tôi dựa vào lời giảng HT, chứ không dám tự ý giải thích) 

“Dần dần một ngày kia…” là chỉ sự tiến hóa, khi trả nợ xong, trâu,bò sẽ trở lại làm người và nếu có tu tập thì có khả năng thấy được tiền kiếp của mình khi vào được ĐỊNH( trạng thái tâm thanh tịnh khi ngồi thiền hay niệm Phật nhất tâm bất loạn…).

Nhân đây, tôi lược ghi cho các bạn một đọan phỏng vấn của Bằng Đan Mỹ tạp chí “lão Thiên” với HT. Tuyên Hóa về thiền định: 

Bằng Đan Mỹ (BĐM):-Con nghe tam bộ nhất bái từ Los Angeles đến Vạn Phật Thánh Thành, lái xe thôi cũng gần 8 tiếng, vậy họ làm sao đi được? 

HT. Tuyên Hóa:-Chuyện nầy không đáng chi.Hai thầy Hằng Thật và Hằng Triều đều là người Mỹ trẻ…Thầy Hằng Triều sau khi tốt nghiệp đại học , một ngày kia, anh ta đi bộ trên đường và nhìn thấy tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Thế Âm Bồ Tát, không hiểu lý do vì sao mà anh rúng động run cả lên… Anh tìm đến tôi mong giải thích sự bí ẩn.Khi đó tôi dặn anh ta đến đây nghe pháp… Thầy Hằng Triều mới bắt đầu ngồi thiền với những người khác.Ngay lập tức khi vừa mới ngồi thiền, anh ấy thấy nhiều điều trong tiền kiếp, bao gồm cả chuyện làm hoàng đế… BĐM:-là vị hòang đế nào? 

HT.Tuyên Hóa:- Lương Võ Đế 

BĐM :-Cười

HT. Tuyên Hóa:-Chẳng có gì đáng cười hết. Có một người kia cười khi người ta bảo tay anh ta có nhiều vi khuẩn. Nếu ông cười, ông cũng như kẻ kia, cho là tay mình không có vi trùng. Chuyện nầy chính nó mới thật là đáng cười 
BĐM :- con xin lỗi…(3) 

Câu trả lời của HT. rất hay : những gì mà mình không thấy, không có nghĩa là không có. Mắt trần không thấy vi trùng nhưng nếu nhìn với kính hiển vi điện tử thì ta sẽ thấy vô số vi trùng trên da. Tâm linh, vô hình cũng vậy thôi , chưa chứng đắc thì không thấy gì cả; chứng đắc rồi thì cảnh tự hiện ra 

*Nhờ HT. Quảng Khâm nói ra, ta mới hiểu được tham nhũng đi về đâu sau khi chết.Đã hiểu thì cần phải tránh: đừng bao giờ tham nhũng, làm trâu , làm bò khổ lắm( hạ cánh an toàn chỉ là ảo tưởng, có thể thoát được luật pháp thế gian, chứ không thoát được luật nhân qủa).Nếu lỡ nhúng chàm rồi, thì cũng đừng quá lo sợ . Nhân quả tuy tơ hào không sai nhưng có thể chuyển hóa được bằng cách hồi đầu, sám hối, làm việc phước thiện… Phật pháp có câu: “đồ tể buông đao sẽ thành Phật”. Ta cũng có thể nói: tham nhũng buông tiền sẽ thành Bồ Tát. Nhưng buông đao tuy khó mà dễ; buông tiền tuy dễ mà lại quá khó. Xưa nay: vạn người THAM có mấy người BUÔNG!

* Thành phố buồn, mùa nước nổi trôi, Bính Thân * 

Chú thích: (1) “ lắng nghe tiếng hát sông Hằng”, trang 75. (2)(2b) “cẩm nang tu đạo…” trang 110 (3) “ Đôi nét về một bậc vĩ nhân sống trong thế giới ô trược mà không nhiễm ô” .Tài liệu trên mạng.Từ khóa:đôi nét về một bậc vĩ nhân Darma Site. net 

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket