Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

LPH013- Gởi Hương Cho Gió

GỞI HƯƠNG CHO GIÓ


( Vài điệp khúc trên nền nhạc nhẹ Bolero. Cảm hứng từ “Giữ gìn sự trong sáng trong tiếng Việt…” được hâm lại trên TUOITREonline)

+++ooo+++

1-NGUYÊN/ CỰU( NGUYÊN là đầu tiên,CỰU là cũ)

Nếu nói: nguyên thủ tướng X,thì phải hiểu rằng trước ông X, không có ai làm thủ tướng cả, ông là thủ tướng đầu tiên; nếu ông X là thủ tướng thứ 2 ,3,4,n…thì phải gọi là CỰU thủ tướng. Thế nhưng, bất cứ ai về hưu hay chết thì người ta vẫn cứ “thăng” là “nguyên”, dù người đó lúc tại chức, giữ chức vụ , không phải là người đầu tiên. “Thăng” không đúng “ quy trình”,nhưng hơn nửa thế kỷ , không ai thấy ! Lạ thật! (dù trải qua nhiều lần hô hào giữ gìn trong sáng tiếng Việt)

2-NỘI DUNG( NỘI là trong, DUNG là chứa, là phần tổng quát, ví như cái thùng, cái nồi)
Sau 1975, “NỘI DUNG” rất“được mùa”,người ta sử dụng tùy tiện. NỘI DUNG là tổng quát,chứ không phải là phần chi tiết.“Chương trình truyền hình tối nay gồm NHỮNG nội dung chính như sau…”. Nói như vậy là sai ,vì “ NHỮNG nội dung chính” là phần chi tiết.Chương trinh mới là nội dung (vì nó chứa đựng tất cả các tin tức),nên phải nói là: (Nộidung) chương trình gồm có các tin chính 1, 2, 3… mới đúng

Thí dụ minh họa bằng hình tượng cho các cháu tiểu học dễ hiểu: Gọi NỒI (cơm độn) là NỘI DUNG, các thành phần độn là GẠO , KHOAI, BẮP. Ta không thể nào nói:NỒI (cơm độn) gồm có NỒI KHOAI, NỒI GẠO, NỒI BẮP được( vì NỒI chỉ có một cái). Nhưng thực tế là phổ biến nhiều “ nồi” ảo .Tôi nghe một phóng viên tường thuật như sau:“ Sau đây là NỘI DUNG MÔN THI NHẢY CAO nằm trong NỘI DUNG 10 MÔN PHỐI HỢP”.Tổng quát, chi tiết đều là nội dung cả, sao giống như nồi khoai …trong nồi cơm độn ở trên.(phóng viên là người tốt nghiệp khoa báo chí , thầy của họ là thạc sĩ, tiến sĩ đấy).
* NỘI ơi! ở dưới suối vàng, NỘI có nghe con cháu nói không?

3- BỔ TÚC ( BỔ là thêm vào, TÚC là đủ )
Chương trình học gồm 8 môn, giảm còn 4 mà gọi là BỔ TÚC. Bổ chỗ nào? Phải nói là TỔN TÚC mới đúng ( làm cho cái đầy đủ hao tổn đi). Lại còn ghép với cái đuôi VĂN HÓA thành hệ BỔ TÚC VĂN HÓA, quá nổ!

4-VĂN HÓA: là phạm trù quá lớn gồm triết học, khoa học, giáo dục, nghệ thuật đạo đức, luân lý, tôn giáo , tâm linh, nằm ngồi ,đi đứng, ăn mặc… là hơi thở dân tộc…Học có mấy môn học mà gọi cái tên quá lớn.
Trong bản lý lịch có mục “trình độ văn hóa” ám chỉ là các cấp học… Vậy những người không biết chữ mà không tham của rơi, chẳng lẽ không có văn hóa sao? Các vị tiến sĩ mà tham nhũng lại có văn hóa ư?. Hiểu văn hóa hẹp như vậy thì làm sao xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp. *Mẹ Việt Nam ơi! Cả một đời lam lũ không đi học, nhưng chúng con coi mẹ như các vị Tiên trong truyên cổ, là SIÊU VĂN HÓA mẹ ạ!

5- TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Dường như “ Bổ túc văn hóa “đổi thành “Trung tâm giáo dục thường xuyên”( mỗi quận, huyện chỉ có một trường). Gọi như vậy là sai vì trung tâm thì phải có chi nhánh vệ tinh; không có chi nhánh sao gọi là trung tâm. Gọi hệ nầy là giáo dục thường xuyên, vậy thì giáo dục phổ thông là gián đoạn sao? (Trước đây, học viên hệ bổ túc lãnh đạo các hệ khác, giờ tên gọi đổi rồi, chắc là hết… Ôi cũng là phước lắm rồi! )

6- TÁC PHẨM VĂN HỌC: ( VĂN HỌC là học về cái hay của văn)
Trước 1975, chỉ có một số tác phẩm có giá trị hay có dấu ấn về văn học sử mới gọi là tác phẩm văn học , như một số tác phẩm của TỰ LỰC VĂN ĐÒAN, HIỆN THỰC, THƠ MỚI. … được sử dụng làm tài liệu giảng dạy , hay tham khảo trong nhà trường ( với những tiểu thuyêt của Nguyễn Thị Hoàng, Lệ Hằng, Chu Tử, Duyên Anh… bán rất chạy nhưng không phải là tác phẩm văn học). Còn bây giờ thì tác phẩm nào được in ra đều gọi là tác phẩm văn học, kể cả tác phẩm “ rẻ tiền”. Ôi văn chương hạ giới rẻ như bèo!

7- CHUYÊN TU (TU là sửa; CHUYÊN là chỉ có một, riêng biệt, tức chỉ biết rành một môn, một ngành nào đó)
CHUYÊN TU là tu nghiệp về chuyên môn( sửa về chuyên môn ), vì ra trường lâu năm, không tiếp cận được kiến thức, phương pháp mới ,bị lạc hậu nên mới tu nghiệp để nâng cao tay nghề,( học viên đi chuyên tu phải là những người đã tốt nghiệp rồi).Thế nhưng, thực tế thì khác. Đầu vào là tốt nghiệp phổ thông ( hay bổ túc) chứ không hề có chuyên môn . Không CHUYÊN thì lấy gì mà TU, thì ra đây là một hệ đại học đặc biệt ( cử tuyển). Nhưng tại sao lại lấy tên “CHUYÊN TU”( chỉ là tu nghiệp về chuyên môn) đặt tên cho một hệ đại học? Tại vì không rành về từ ngữ. Tại sao ở bộ mà không rành? Tại vì cỗ máy cái: KHOA NGỮ VĂN

8- NGỮ VĂN ( NGỮ là phương tiện ,VĂN là cứu cánh)
Dùng “Ngữ văn “ thay cho môn Việt văn là không thể chấp nhận. Thứ nhất là thiếu tên nước. Tại sao các môn ngoại ngữ có tên nước như môn Anh văn, Pháp văn mà văn học nước nhà sao không gọi là Việt văn( đúng ra là phải bị kỷ luật ); thứ hai là trong VĂN có NGỮ , ( VĂN là do NGỮ ghép lại) Khi gọi tên thì chỉ gọi tên cứu cánh( “VĂN”), chứ ai lại ghép thêm cái phương tiện ( “NGỮ”)vào, kỳ lắm . Thí dụ minh họa cho các cháu nhỏ dễ hiểu: Cái nhà là do gạch, gỗ…tạo nên; nhà là cứu cánh ( vì đã hoàn thành), gạch , gỗ là phương tiện để xây ,chứ không phải là cái nhà .Vì vậy ,khi nói, ta chỉ cần giới thiệu : đây là cái NHÀ (của ông X) là đủ, việc gì phải nói: đây là cái GẠCH GỖ NHÀ (của ông X) .Nếu cháu nào nói như vậy thì chắc hồi nhỏ bị té giếng (nói chơi cho vui thôi, chứ té ao, té sông vẫn đậu thạc sĩ, tiến sĩ. Cười lên đi các cháu! ).

Chế độ cũ gọi là môn văn là Việt văn hay Quốc văn ở bậc trung học, bậc đại học thì gọi là Ban văn chương Việt Nam , Ban văn chương Việt Hán( không hề có Ban ngữ văn)

Nhặt ra những từ “lạ”, kiến thức “lạ” trong NGỮ VĂN không phải là việc dễ dàng, giống như ăn thanh long mà nhả hột vậy, biết bao giờ mới hết một trái, nhất là đối với người rụng răng, sắp chết. Thôi thì ăn một chút cho vui, phần còn lại dành cho các bạn trẻ còn răng: “Của tin còn một chút nầy”…)

Trong FB của PhuongHuong Le

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket