Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

LPH014- Phật Pháp Trong Chữ Hán (Tiếp Theo)

PHẬT PHÁP TRONG CHỮ HÁN(TT)

* Chữ XÚ (臭) là HÔI THÚI, gồm bộ TỰ (自) là do mình và chữ ĐẠI ( 大 )là lớn.Tự mình làm cho mình thành một nhân vật to lớn( ảo), nghĩa là tự phô trương, biến rắn thành rồng, biến gà thành phượng, biến phàm thành Thánh để dụ , lừa, phỉnh, gạt người, hầu mưu đồ sự nghiệp, là HÔI THÚI 

Lẽ ra khi nói đến mùi hôi thúi thì phải dùng chữ THI ( 尸 )(thây, xác chết mới đúng) nhưng Thánh nhân lại chọn chữ ĐẠI . Tại sao? Vì cái hôi thúi của thể xác chỉ lan tỏa trong phạm vi năm mười thước, tồn tại trong một thời gian ngắn,nhưng cái hôi thúi về tinh thần thì vượt không gian,thời gian: “trăm năm bia đá thì mòn/ ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bọn hôn quân, bạo chúa dù có lăng mộ hoành tráng, dù chết đã lâu nhưng mùi hôi thúi(về tinh thần) của họ vẫn còn . Đây là lời dạy về phép tu thân, còn tu hành thì sao?

T Tu hành là phải diệt trừ ngã mạn. Tự đề cao mình, thì dù có tinh thông kinh sách cũng không thể nào chứng đắc, nếu không muốn nói là sẽ bị đọa. Một trong những lý do mà Phật cấm đệ tử phô trương thần thông là sợ họ ngã mạn( ngã mạn thì chấp ngã; chấp ngã thì vô minh…)Nhân đây, xin tóm lược vài hàng về một câu chuyện thật: Có một vị tu sĩ đạt tới một trình độ nào đó, nên chữa bịnh rất hay bằng cách niệm thần chú, được người đương thời gọi là LA HÁN SỐNG. Một hôm, ông gặp HT. Tuyên Hóa ( lúc còn ở Đại Lục), Ngài nói thẳng với ông rằng nếu còn phô trương thần thông thì trong tương lai sẽ bị đọa,không được làm người xuất gia. Ông nói: “ Nếu tôi bị đọa, xin Ngài cứu độ” 

Quả thật, khi qua Hồng Kông, “ LA HÁN SỐNG” thì trở thành phàm tục ( chắc là mất hết khả năng) . Sau đó, Hòa Thượng độ cho tu trở lại, nhưng chỉ một thời gian rồi cũng bỏ chùa ra đi vì bịnh cũ ( ngã mạn) tái phát ( “Cuộc đời và đạo nghiệp của HT. Tuyên Hóa” trang 299, sách nầy có trên mạng) .

Có lẽ vì vậy mà Thánh nhân mới nhấn mạnh chữ XÚ là phô trương cái tôi cá nhân, cái tôi cá nhân càng “vĩ đại”, thì càng thúi. Riêng kẻ tu hành dù có khai mở chút trí huệ ( thần thông) cũng sẽ bị đọa vào tam đồ, ác đạọ.


*****************************


**Chữ THI ( 詩 ) là thơ, gồm bộ NGÔN (言 )là lời nói và chữ TỰ ( 寺 )là chùa. Đây là thơ ca cổ điển( vì chữ Hán có từ lâu đời). Thật khó mà lý giải.Tuy nhiên, nếu dựa vào chữ TỰ là chùa, là tu hành ,là Phật pháp, ta cũng có thể đưa ra được một vài ý( tất nhiên, chưa hẳn là đúng)

Ta có thể nói rằng, thời xa xưa, các vị Thánh hóa thân làm thi sĩ, dùng nghệ thuật thi ca để hoằng pháp( Xem kinh Phổ Môn, ta thấy Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân vào vô số nhân vật, nhiều thành phần khác nhau trong xã hội ). Đạo Phật cho rằng tình ái là sợi dây trói buộc, khiến cho con người bị chìm trong luân hồi lục đạo; đạo Phật là vô NGÃ, cho rằng chấp NGÃ thì vô minh. Phải chăng vì vậy mà thơ ca cổ điển không bao giờ đề cập đến cái tôi cá nhân , tình yêu đôi lứa như trường phái lãng mạn… 

Có một thực tế rất thật, phần lớn những thi sĩ cổ điển là người ngoại đạo, và thời cận–hiện đại vẫn có những thi sĩ hoài cổ. Tại sao? Con người khi mất đi, thể xác trở về cát bụi, nhưng linh hồn( tâm) vẫn tồn tại và tái sinh. Theo DUY THỨC HỌC, thì tư tưởng, tình cảm, mọi ý niệm … chính là những chủng tử ở trong tâm thức (thức số 8) sẽ đi đầu thai. Khi tái sinh làm người, nó sẽ hiện hành nếu gặp duyên. 

Thuở xa xưa, có lẽ là thời chánh pháp hay tượng pháp nên những người có căn tu tái sinh nhiều( dù kiếp tái sinh nầy không tiếp tục tu, nhưng chửng tử tiền kiếp vẫn còn) nên mới tạo được một dòng thi ca cổ điển(?). Xin trích ra một bài thơ hay nhất của Trương Kế: "PHONG KIỀU DẠ BẠC" (Ông không phải là một nhà sư mà là một vị quan, đỗ tiến sĩ, nhưng bài thơ trên lại in đậm dấu ấn Phật giáo từng chữ, từng câu, từng hình ảnh , từng âm thanh, ánh sáng… Ta có thể nói là tiền kiếp ông là người đã xuất gia):

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại, Hàn San Tự
Dạ bán, chung thanh đáo khách thuyền

********

*Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
(Tản Đà dịch)

Có một điều lạ là những câu thơ , bài thơ thể hiện tư tưởng Phât giáo thì lại được người đời ngưỡng mộ, như Trương Kế, ông sáng tác rất nhiều nhưng chỉ có bài thơ trên là hay nhất, tạo nên” thương hiệu”để ngồi chung chiếu với những thi sĩ nổi tiếng nhất ở đời Đường; Hồ Dzếnh, một thi sĩ lãng mạn, cũng rung động bởi tình yêu đôi lứa nhưng không dám mạnh dạn bước vào, ông NGẬP NGỪNG, rồi dừng bước: “Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé…”.Không phải ông sợ: “ Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn”, mà vì: “ Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở”. Tại sao? Có lẽ trong tiền kiếp ông đã hiểu về Phật pháp: Có SINH, TRỤ, tất phải bị DỊ, DIỆT. Nếu tham lam đi đến cuối đường tức sẽ bị hoại, diệt, cái hình ảnh đẹp buồi ban đầu sẽ mất đi. Ông đã thành công khi đem Phật pháp vào tình yêu( tôi chỉ nói cho vui, xin đùng chấp). Và, bài thơ “NGẬP NGỪNG” chính là “thương hiệu độc quyền” của Hồ Dzếnh trong dòng văn học lãng mạn 1932- 1945.Nói đến ông, hầu như ai cũng nhớ: “ Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”. Và, ngàn năm sau đời vẫn nhắc: Đừng bước vội,hãy ngập ngừng và quay lại, kẻo lỡ chuyến đò ngang về bến giác như thi sĩ xứ trầm hương:

Đời nửa khói mây chìm bóng mộng
Gọi đò một tiếng lạnh hư không
(Quách Tấn)

* Thành phố buồn đã vào đông *

Trong FB PhuongHuong Le

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket