Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

LPH04- TỪ BI, KHO BÁU TRONG TÂM CHÚNG TA

F- TỪ BI KẾT NỐI ĐƯỢC VỚI CÁC THẾ GIỚI TÂM LINH

Các thế giới tâm linh cao hơn cõi Ta Bà là các cõi lành, muốn kết nối, ta phải có tâm thiện. Nếu muốn Bồ Tát Quan Thế Âm gia hộ cho mình, thì mình cũng phải là Bồ Tát của chúng sinh khác . HT. Tuyên Hóa nói: “Khi quý vị tu tập thành tâm, thành ý, thì trong người quý vị sẽ phát ra một loại ánh sáng, ánh sáng đó giao cảm với ánh sáng quang minh của chư Phật và Bồ Tát.”(20)

HT.Thích Thiền Tâm, sau khi quyết định từ chức Viện trưởng để ẩn tu, Ngài bâng khuâng không biết đi về nơi nào, Ngài niệm Phật, Bồ Tát, cầu xin gia hộ, chỉ dẫn cho mình một nơi bình an để tu tập cho đến cuối đời. Đêm đó, sau thời khóa trì niệm và nguyện cầu, SƯmơ thấy Thánh chúng dẫn mình gặp QuanThế Âm Bồ Tát…Và nhận được phong thư với mùi hương lạ….Tiếng chuông công phu buổi sáng vang lên, Ngài tỉnh dậy, vội chép lại bài thơ. Kỳ diệu thay! Mùi hương thơm vẫn còn! (nội dung bài thơ chỉ địa danh Phú An, Đại Ninh, và cho biết Ngài hạ lạp 48 năm, thọ 68 tuổi đời )(21).

HT.Huyền Diệu kể: “ Từ khi chim hạc xuất hiện, ngôi Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lâm Tỳ Ni trở thành nơi thu hút rất đông du khách đến tham quan…Rồi không biết xuất phát từ đâu mà dân dịa phương đồn với nhau rằng nếu ai ăn được trứng chim hồng hạc sẽ sống được 500 tuổi, còn ăn thịt chim thì thọ 700 năm. Thế là sự sống của những sinh vật đẹp đẽ và hiền lành này bị con người đe dọa…Việc bảo vệ chim hạc khiến tôi tốn kém rất nhiều thì giờ, tiền bạc và nhất là công sức. Tôi vận động chánh quyền địa phương, kể cả báo chí… Chính quyền đã ra một thông báo, ai bắt giữ hơặc săn bắn chim sẽ bị phạt tiền rất nặng, thậm chí có thể bị tù…Thế nhưng, những nổ lực đó đều không đi đến đâu, trứng chim tiếp tục bị mất trộm. Tôi rất tin tưởng sự linh thiêng của thánh địa nơi Đức Phật giáng trần, nên mỗi khi có việc cấp thiết, đều đến nơi này khấn vái. Lần đó, tôi thành kính đi chung quanh trụ đá vua A Dục và khẩn cầu các đấng linh thiêng gia hộ cho tôi có một quyền năng đặc biệt để bảo vệ các con chim hồng hạc. Sau khi thành tâm cầu nguyện, tôi trở về chùa thảo ra thông báo…: Kể từ nay,người nào xâm phạm đến chim hạc sẽ phải nhận hình phạt nặng nề, nếu ăn trứng sẽ bị ghẻ lở trên người, còn ai giết hại chúng thì ba đời bị nạn… Khoảng hai tuần sau , bỗng nhiên, một người thợ bên chùa Nhật Bản và một công nhân tại chùa Việt Nam bị ghẻ lở đầy tay. Thế là cả hai hết sức hoảng sợ bèn đến gặp thầy Nabatame trụ trì chùa Nhật Bản và tôi để thú nhận tội lỗi. Đây chính là những thủ phạm đả ăn cắp trứng chim. Tin này nhanh chóng lan truyền ra bên ngoài. Nhờ vậy mà trình trạng đã đỡ rất nhiều.” (22).

Ngày 18 tháng 4 năm 2012, nhà nước có tổ chức đại lễ cầu siêu tại Trường Sa, gồm 6 tôn giáo, có khoảng 300 người tham dự. Trước khi đi, anh Nguyễn Văn Nhã có nhắn tin cho những Đạo tràng mà anh quen biết và các liên hữu: “Kính thưa quý vị! Tuần lễ từ ngày 18 đến 25, đất nước có sự kiện rất thiêng liêng: Đại lễ cầu siêu tại Trường Sa và biển Đông. Kính mong chư thiện hữu hoan hỷ cùng hướng ra biển Đông cầu nguyện cho âm siêu dương thới…”. Khi về, anh nói thành công ngoài sức tưởng tượng. Chuyến đi bị ảnh hưởng cơn bão số 1, gió cấp 8. Một số vị sư và Phật tử niệm Phật, niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, trì chú, sóng gió liền ngưng lại ( rất kỳ lạ là phía trước con tàu không còn sóng gió, nhưng ở phía sau vẫn còn. Cá heo tung tăng trên mặt nước. Anh nghe đựoc tiếng nói của các hương linh, trong đó có ngươi mất từ thế chiến thứ hai (tức chưa siêu thoát) .Có một viên sĩ quan tán thán: “Nếu như trời yên thì cũng gió cấp 3,nay đang ảnh hưởng bão mà mấy ông làm gió cấp hai rưỡi, hay quá !” Khi làm lễ cầu siêu, bát nhang ở bàn thờ Phật phát cháy( tức có cảm ứng)

G- TỪ BI ĐỘ CHÚNG SINH.

HT. Quảng Khâm hỏi các sinh viên: “ Độ chúng sinh, độ bằng cách nào?”. Ngài tự giải đáp: “ Độ chúng sinh, thật ra không phải là chuyện dễ, chúng ta phải phát xuất từ lòng TỪ BI thì chúng sinh mới nghe theo, họ mới chịu để cho chúng ta độ; nếu họ mà không tin theo thì không có cách gì để độ họ được”(23).Tại sao phải phát xuất từ lòng TỪ BI? Vì TỪ BI có tâm lực rất mạnh, khắc chế được chủng tử tham, sân, si (chính thắng tà), đồng thời tạo duyên cho chủng tử thiện, chủng tử Phật trong tạng thức huân trưởng, tăng trưởng, giống như hạt lúa gặp nước thì nảy mầm, nên họ có thiện cảm(nhờ chủng tử thiện) và tin Phật( nhờ chủng tử Phật). Khi ta tiếp xúc với vị chân tu có tâm TỪ BI, ta cảm nhận được sự an vui, đó chính là sóng trong tâm vị ấy tỏa ra (cỏ ,cây nhiều khi còn hấp thụ được năng lượng này mà nở hoa,xin đọc “ THƠM NGÁT HƯƠNG LAN”, sẽ rõ). Bác sĩ Quách Huệ Trân nói: “Quý vị hãy xem hình của lão HT. Hư Vân, chỉ cần nhìn thần sắc của Ngài, chỉ cần xem phong độ phi phàm của Ngài mà không cần xem truyện ký, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng của Ngài rộng lớn như thế nào mới có được thần sắc như vậy”, (thần sắc của Ngài chính là tâm TỪ BI tỏa ra, “tướng tùy tâm xuất”). Như vậy, dù không nói ra lời mà Ngài vẫn độ được ta, tức độ mà không độ. (vô vi)

Bác sĩ Quách Huệ Trân kể tiếp : “ Thêm một vị đại đức gần đây nhất là lão HT. Quảng Khâm, mọi người đều xưng tán là “bảo vật” trong Phật giáo… Năm lão Hòa thượng 92 tuổi, tôi có dịp theo Ngài lên núi, Ngài đi ở phía trước từng bước rất vững vàng và nhanh chóng, tôi đi phía sau rất mệt mới theo kịp…khi đi qua một đoạn đường có nhiều chướng ngại, Ngài quay đầu lại nói: “Con phải đi cẩn thận nghen!”. Giọng của Ngài khàn khàn nhưng có oai lực, ánh mắt nghiêm nghị nhưng chứa đựng lòng từ bi vô hạn. Tôi rất hổ thẹn. Bây giờ trên đường đời đã vấp ngã bao lần, đã gặp nhiều chướng ngại, nhớ lại lời Ngài nói thì tự nhiên lệ đẫm ướt mi lúc nào không biết. Có người tưởng Ngài rất huyền bí nên muốn đi “ điều tra” cặn kẽ. Đến khi nghe Ngài nói chuyện hết nửa ngày thì chỉ nghe toàn là những từ ngữ như “niệm Phật”, “đừng ăn thịt” nên trong bụng thầm nghĩ: “Tôi cũng biết nói như vậy, cần gì phải hỏi Hòa thượng”. Thật không sai, ai cũng biết nói như vậy, nhưng chúng ta không ai đã từng trải qua sự tu trì khổ hạnh, công phu chân thật như Ngài; lại không có đủ đức hạnh để cảm hóa người khác. Cho dù có nhiệt tâm để khuyên người,người ta còn chê mình “ nhiều chuyện” nữa. Ngài đã hàng phục được tâm mình, đã hạ thủ công phu rất sâu trong sự tu niệm, nên tự nhiên cảm hóa được hàng vạn người”(24).Thật kỳ diệu, câu nói đơn giản “đừng ăn thịt” lại khiến cho vạn người ăn chay, “niệm Phật” thì có hàng vạn người niệm theo. Do tâm lực đại TỪ BI mà Ngài đã chuyển hóa được cái tâm của Phật tử. Tiếng nói của Ngài thấm vào tâm khảm họ. Chỉ một câu dặn dò đơn giản của Ngài mà BS. Quách Huệ Trân suốt đời không quên.

Hòa thượng không bao giờ nói trước công chúng rằng mình đã làm được những gì. Trong một lần hội ngộ với HT. Tuyên Hóa, như gặp được tri âm, tri kỷ, hai vị đã đề cập đến phần nào những việc mà mình đã làm được. Đây là đoạn đối thoại:

-Độ chúng sinh không chỉ dùng lời nói, mà phải tu đạt đến chỗ vô hình cảm hóa được người, chứ không phải “lấy cái gì đó” để hoằng pháp.

Pháp sư Độ Luân (Tuyên Hóa):

- Đúng vậy, dùng pháp vô vi,không dạy bằng lời .Hiện nay, tôi muốn làm việc gì thì tôi cũng có thể làm được,thí dụ: tôi muốn chỗ tôi đang ở là thành phố SanFrancisco không động đất, thì không bị động, không phải là đất không động, mà do tôi khiến cho đất không động…Khi tôi còn là Sa di có quỷ, thần, rồng, hồ ly đến quy y. Bây giờ, tôi có một số đệ tử người Mỹ, dù tôi có đánh họ, mắng họ, họ cũng không bỏ tôi mà đi

-Tu hành phải tu tới chỗ nói được thì làm được…Còn phần tôi (HT.Quảng Khâm), tôi không nói là tôi đang làm gì cả, người ta thấy tôi hoặc nghe tôi nói một vài câu, họ cảm động; sau khi tôi đến Đài Loan, Đài Loan cũng tương đối được yên ổn.(25)

Khi Ngài viên tịch, Tổng Thống Đài Loan lễ viếng với câu liễn đặc biệt “ĐẠI TỪ BI”, ca tụng sự cống hiến của Ngài đối với dân, với nước (đem lại sự bình yên)



***TẠM KẾT.

Chúng ta không thể nào thấy hết được các bảo vật trong kho báu TỪ BI, những viên ngọc Mani, dù ở ngay trong tim ta, nhưng lại cảm nhận được qua những câu chuyện kể của các vị chân tu đã chứng đắc trong các tác phẩm như: “CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA”, “THƠM NGÁT HƯƠNG LAN” (HT.HƯ VÂN), “CẨM NANG TU ĐẠO VÀ HÀNH TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM”, “VÔ NHẤT ĐẠI SƯ, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM”…Tác phẩm nào cũng nói về sự mầu nhiệm, ít nhiều mang dấu ấn thần thông. Nếu bạn mải mê yếu tố thần thông thì hãy nghe câu trả lời của đệ tử Ngài Tuyên Hóa với HT. Quảng Khâm:

-Thầy của các ông có thần thông phi thường. Ngài có thường dạy thần thông cho các ông không?
-Thần thông không thể dạy được. Thần thông xảy ra tự nhiên khi tu hành đến mức độ nào đó. Hơn nữa, thần thông không thể giúp chấm dứt luân hồi sinh tử. Đó không phải là mục tiêu tối hậu mà đạo Phật nhắm tới.(26)

Vậy, mục tiêu tối hậu đó là gi ? Đó là thành Phật, tức tâm ĐẠI TỪ BI. Thực ra, những câu chuyện các Ngài kể ra, hầu hết đều nói lên sự mầu nhiệm của tâmTỪ BI như khuyến tấn ta hành trì . Tác giả Trẩn Do Bân viết: “Nếu tín đồ Phật giáo chỉ quan tâm đến việc thầy mình có khả năng thần thông hay không, mà không nhận ra được tinh thầnTỪBI giáo hóa chúng sinh của thầy mình, thì các tín đồ đó nhầm lẫn mục tiêu và không phải là đệ tử chân thật của Phật”(26b).

Kho báu TỪ BI ở trong tâm ,nhưng chúng ta làm sao cho nó hiển lộ ? Kho báu ấy hiển lộ không biết bao nhiêu lần mà tại mình thờ ơ không biết. Nếu bạn giúp cho một người nghèo khổ nào đó một cách thầm lặng, thì ngay trong phút giây ấy, bạn cảm nhận được niềm an vui thánh thiện, đó chính là kho báu đã hiển lộ; nếu bạn thấy cảnh thương tâm mà rơi lệ, đó chính là kho báu hiển lộ; nếu ai có lỗi với bạn mà bạn vẫn vui, đó cũng chính là kho báu hiển lộ. Nếu muốn khai mở kho báu ấy, chúng ta trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, tụng kinh, trì chú (tùy duyên), ăn chay, làm việc thiện hằng ngày, nhẫn nhục,tinh tấn… Một ngày nào đó, cánh cửa sẽ từ từ mở ra. Hãy tin tưởng trở về kho báu của chính mình, đừng mải mê ngắm nhìn “kho báu” của người cho đời mỏi mệt. Đừng trở về khi quá muộn !

SÀI GÒN, MÙA THU GIÁP NGỌ
Lê Phương Hướng


Xin Tri Ân Quý tác giả, dịch giả của những tác phẩm mà chúng tôi dẫn chứng. Nhờ công đức của quý vị mà chúng tôi càng tin sâu vào Phật pháp.


CHÚ THÍCH:

(1) Trang 23, THƠM NGÁT HƯƠNG LAN

(2) Trang115, CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

(3) Tang 12, CẨM NANG TU ĐẠO VÀ HÀNH TRANG CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM

(4) Trang ,167 GẬY KIM CANG HÉT 2

(5) Trang 109,CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

(6) Trang 145, THƠM NGÁT HƯƠNG LAN

(7) Trang 225, CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

(8) Trang 178, KHAI THI 6, HT. TUYÊN HÓA

(9) Trang 493 ,THỦ LĂNG NGHIÊM, tập 10, HT.TUYÊN HÓA giảng thuật

(10) (10 cool.gif Trang 123 CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

(11) HT. HUYỀN DIỆU giảng tại CLB. KIM NGÂN, Nhà Bè ngày22/6/ 2014

(12) Trang 135, THƠM NGÁT HƯƠNG LAN

(13) Lược ghi theo bản dịch của BAN VIỆT NGỮ, VẠN PHẬT THÁNH THÀNH

(14) Trang 187, CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

(15) Trang 126 -nt-

(16) Trang 307, VÔ NHẤT ĐẠI SƯ, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM, tác giả BẢO ĐĂNG

(17) Trang 274, CẨM NANG TU ĐẠO VÀ HÀNH TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM

(18) Trang 190, THƠM NGÁT HƯƠNG LAN

(19) Trang 101, CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP CỦA HÒATHƯỢNG TUYÊN HÓA

(20) Trang 20, QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC, HT.TUYÊN HÓA

(21) Trang 274, VÔ NHẤT ĐẠI SƯ, HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN TÂM

(22) Trang 49, KHI HỒNG HẠC BAY VỀ, HT. HUYỀN DIỆU

(23) Trang 240 CẨM NANG TU ĐẠO VÀ HÀNH TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM

(24) Trang75, LẮNG NGHE TIẾNG HÁT SÔNG HẰNG, BS. QUÁCH HUỆ TRÂN (DIỆU ÂM dịch)

(25) Trang 145, CẨM NANG TU ĐẠO VÀ HÀNH TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG QUẢNG KHÂM

(26) (26b)Trang 105, 106 THỬ LUẬN VỀ NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA ĐỐI VỚI NỀN PHẬT HỌC.tác giả TRẦN DO BÂN

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket