Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

LPH05- TỪ BI, KHO BÁU TRONG TÂM CHÚNG TA

CỦA TIM CÒN MỘT CHÚT NÀY(ND)
Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đến
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ
( Trần Tử Ngang)

Người xưa nói: “ Mặt trời mọc từ phương Đông”, nghĩa là chân lý đến từ phương Đông ( sự hiểu biết về bản chất của vũ trụ thì người phương Đông có nhiều khả năng, còn Tây phương chỉ quan tâm về thế giới hiện tượng) Vì sao? Theo Kinh Dịch, phương Đông thì Dương ở bên trong, bên ngoài là Âm. Theo tính chất Âm Dương,Dương bên trong là nội lực sáng tạo, là trí huệ là tinh thần,(hướng thượng,tâm linh,triết lý có khả năng giải thích về bản chất sự việc, nối kết được với các cõi tâm linh ; Âm bên trong, tức phương vị của Tây phương. Âm thì mờ tối nên không có HUỆ( tức sáng trong tâm);chỉ cóTRÍ(sáng ở đầu), trí thì vô minh vì chỉ biết về hiện tượng vật chất mà vật chất thì giả hợp. Âm thiên về vật chất nên Tây phương thích tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên. Do đó,ít có khả năng khám phá được thế giới tâm linh, ít quan tâm về giá trị tinh thần, họ rất quan tâm thế giới tự nhiên nên giỏi về khoa học kỹ thuật(họ có khả năng khám phá được thân thể của động vật, nhưng không khám phá được tâm hồn nên khổ đau, tai họa của kiếp người vẫn còn nguyên vẹn, chuyên dưới đất chưa xong thì lại lo chuyện trên trời:khám phá sao Hỏa).

Trên sơ đồ phương vị trong Kinh Dịch thì Đông ,Tây đối lập nhau(tổng quát thì như vậy, chứ không tuyệt đối vì trong Âm có Dương; trong Dương có Âm). Nếu biết dung hòa nhau thì hay biết mấy . Đông y cho rằng bịnh là do mất quân bình Âm Dương; trị bịnh là lập lại thế quân bình.Theo triết Đông, thiên nhân tương hợp, một trong tất cả nên cơ thể con người và xã hội, đất trời đều giống nhau: xã hội loạn chính là mất quân bình Âm Dương .Đối với thế tục thì sự quân bình Âm Dương là lý tưởng, xã hội được bình yên; nhưng với việc tu hành hay tu dưỡng thì Âm(vật chất) là một chướng ngại , tâm dính vào vật chất(hưởng thụ) thì tâm bất an, khó vào định. Con đường đi đến giác ngộ là :GIỚI (khổ hạnh)mới vào được Định; Định mới có Huệ, tức chứng đắc, có lục thông ngũ nhãn (khổ thông mới có thần thông,thần thần thông của chánh pháp, khác với thần thông của ma, quỷ)). HT Hư Vân đã nói: “ thân càng khổ thì tâm càng an”. Do đó, người xưa không quan tâm đến vật chất, dù họ có được khả năng siêu việt, biết được bản chất của vật chất là đất,nước,gió, lửa, và do tâm tạo ra .Vì không quan tâm đến vật chất nên cũng không quan tâm đến khoa học kỹ thuật đề khám phá thế giới tự nhiên như Tây phương nên Đông phương lạc hậu.Trong khi đó ,Tây phương lại đăm mê vào lãnh vực này nên họ ngày một tiến bộ. Thời mạt pháp, chúng sinh nhiều nghiệp chướng, chủng tử tham, sân, si hiện hành , thích hưởng thụ tiện nghi vật chất, nên thích văn hóa Tây phương. Họ choáng ngợp,sùng bái, nhắm mắt theo Tây một cách mù quáng .Tại sao? Nếu ta đưa cho trẻ con một viên thuốc đắng chúng sẽ không uống ( vì chúng chưa có nhận thức được về bệnh tật), nhưng cho viên kẹo thì lấy ngay vì kẹo ngọt ngon thỏa mãn được vị giác. Ngày rằm tháng 7, bảo trẻ con vào chùa cầu siêu cho ông bà, chúng không đi, nhưng chỗ nào có cúng cô hồn thì chúng tới ngay vì có bánh kẹo, trái cây, tiền bạc. Người tôn sùng văn hóa Tây phương cũng giống như trẻ con vậy, bất kề họ là ai.

Nguyễn Tường Long, cây bút lý luận của TỰ LỰC VĂN ĐOÀN hô hào: “ theo mới, theo mới, không chút do dự”.Hậu quả là những con người cũ bị đem ra chế giễu,thi sĩ Tản Đà cũng là nạn nhân của họ. Do theo mới không chút do dự mà xã hội thời bấy giờ sinh ra NGỰA NGƯỜI, NGƯỜI NGỰA, XUÂN TÓC ĐỎ, GIÔNG TỐ tràn lan( tất nhiên, đây là một trong những nguyên nhân). Nguyễn Tường Long lấy bút danh là TỨ LY(giờ xấu nhất), không hiểu sao, sau đó,đổi lại là HOÀNG ĐẠO(giờ tốt nhất).Cuộc đời ông lại phù hợp với TỨ LY, chứ không phải HOÀNG ĐẠO.

Sự tôn sùng Tây phương ngày một gia tăng bởi sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật quá nhanh nên văn hóa Việt Nam ta ngày một chao đảo, lung lay tận gốc, đưa đến sự ngộ nhận tai hại: Tây phương hơn ta mọi phương diện, lấy văn hóa của họ làm chuẩn mực để “ phát huy” văn hóa dân tộc.Tiếp thu văn hóa nước ngoài để làm giàu cho văn hóa nước nhà không có gì sai cả nhưng phải biết chọn lọc, chứ không phải là bắt chước. Cái hay của văn hóa Tây phương như bảo vệ môi trường, súc vật(không ăn thịt chó, thịt chim), tôn trọng ngươì già, phụ nữ, trẻ con,làm việc đúng giờ,nghiêm túc v.v.thì không học mà rước về những cái dị ứng làm tổn thương văn hóa dân tộc. Có những lãnh vực mà ta có thể dạy họ được thì không phát huy, có thể hay hơn họ nếu tư tin sáng tạo thì lại ngoan ngoãn học ở họ. Tôi xin nêu ra một vài việc nhỏ nhưng có tính thời thượng như THI HOA HẬU, CA NHẠC , BÓNG ĐÁ(lấy hình nói bóng)

A HOA HẬU, NGƯỜI MẪU:

Người Tây phương thi hoa hậu ,chọn người mẫu thì hợp với văn hóa của họ,nếu không thì đó mới là chuyện lạ, vì hợp với phương vị (theo Kinh Dịch) .Tây phương thì Âm bên trong(Âm thiên về vật chất hơn là giá trị tinh thần); Dương bên ngoài ,tức phần giao tiếp, biểu hiện, là cái “tôi” xã hội( Dương thì phóng khoáng, phô trương…)nên họ thích phô trương thân thể, khoe thân sắc.Trái lại, Đông phương thì Dương ở trong,Âm bên ngoài( Dương ở trong nên trọng giá trị tinh thần, Âm bên ngoài nên kín đáo, không muốn,không thích phô trương vì Âm là che lấp, ngược lại với Dương).

Phương vị Âm,Dương chính là bản sắc văn hóa khu vực, tức Đông phương, trong đó có Việt Nam.Do đó,nếu ta tổ chức thi hoa hậu, người mẫu là không phù hợp,biến Đông thành Tây là làm tổn thương đến bản sắc văn hóa. Nếu cho rằng thế giới ngày càng thu hẹp,ta phải phóng khoáng ,cởi mở. Điều này cũng có lý nhưng phải biết hài hòa Âm,Dương(“ dĩ bất biến ứng vạn biến”), nghĩa là ngoài áo dài truyền thống ,thí sinh nên mặc áo đầm, váy, (biều tượng cho sự dung hòa vì kín không kín, hở không hở). Cởi mở phải có giới hạn nhất định (cởi mở, không phải là cởi quần áo).Nếu mặc áo tắm đứng trước đám đông thì làm tổn thương đến vẻ đẹp(tâm hồn) của người phụ nữ Đông phương( có một nghịch lý đang tồn là nếu có một ca sĩ ăn mặc hở hang thì bị ném đá, bị phạt, còn hoa hậu hở hang hơn nhiều thì lại được tung hô).

Người Việt ta có chiều cao khiêm tốn, tại sao lại lấy chân dài làm chuẩn? Hoa hậu là hoa hậu Việt Nam, ngươi mẫu là người mẫu Việt Nam, Sao không “Việt hóa” đôi chân cho phù hợp .Trang phục áo tắm và chân dài là bắt chước Tây như sáo , như vẹt, không có ý thức. Không hiểu trước khi làm việc gì, người ta có suy nghĩ về sự lợi hại,nên hay không nên , phù hợp hay không ?

Năm 1992,tôi có viết một bài báo về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.Lâu quá, tôi không nhớ là mình đã viết gì, nhưng chi tiết khơi nguồn cảm hứng thì còn nhớ rõ:Trong cuộc thi sắc đẹp tại châu Âu, có một thí sinh Việt Nam rất đẹp, duyên dáng với chiếc áo dài , ai cũng nghĩ là cô sẽ đoạt giải, nhưng đến phần mặc áo tắm thì cô xin bỏ cuộc vì không phù hợp với người phụ nữ Việt Nam, khiến khán giả ngỡ ngàng…và ngưỡng mộ .

Các bạn trẻ có biết nghĩa chữ TRINH là gì không? Đây là từ Hán Việt, gồm hai thành phần ghép lại: 1 là chữ THƯỢNG( nghĩa là trên, chữ này tỉnh lược bớt một nét), 2 là bộ BỐI(nghĩa là tiền bạc, viết dưới chữ thượng), có nghĩa là vượt lên trên tiền bạc , suy rộng ra là vượt lên danh và lợi để giữ gìn phẩm hạnh thì gọi là TRINH. Ôi ! một cánh chim non phiêu bạt cuối trời mà vẫn giữ được nét đẹp của người con gái Việt Nam,còn tại quê nhà thì làm điều ngược lại !

Đứng trên đạo lý thế gian mà luận, ta thấy rằng người đẹp thì rất ít, người sinh ra đời với ngôi sao xấu thì rất nhiều.Không ai muốn mình sinh đời là xấu, cha mẹ cũng không muốn con mình đẻ ra là xấu. Nay thi hoa hậu, tôn vinh vẻ đẹp trời cho với một ít người, vô tình làm rất nhiều người chạnh lòng, có hợp đạo lý hay không ? Vui được sao ?Vả lại, sắc đẹp có giáo dục được ai đâu, không phải là tấm gương sáng cho đời noi theo. Phía bên trong “sắc đẹp” thì bất tịnh: phân ,nước tiểu, đờm, nếu hơi thở không còn thì hôi thúi gấp trăm lần con chuột chết (vì xác lớn hơn).Tôn vinh để lảm gì? Để bán vé ư ?

Đứng trên kinh điển mà nói thì đây là đại họa cho nhiều người. SẮC gắn liền với DỤC(vì sắc mà dục phát sinh). Con người(và súc vật)vì sắc dục mà sinh ra và cũng vì sắc dục mà chết, trôi mãi trong luân hồi lục đạo, nặng thì ở địa ngục, nhẹ hơn chút thì làm kiếp súc sinh…HT Tuyên Hóa nói: “ Quý vị phải thận trọng, chớ có gần gũi sắc dục; gần gũi sắc dục tất sinh họa. Qúy vị hãy ghi nhớ rằng mình hãy hết sức cẩn thận, đừng bao giờ mê đắm sắc tướng”. Và, đây là lởi Phật dạy: “Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ”(Phật dạy người xuất gia )

Lời của Phật là chân lý, các vị chân tu không bao giờ dám vọng ngữ.Như vậy, các thí sinh hoa hậu đã tạo nghiệp vì để cho nhiều người nhìn ngó. SẮC tức DỤC, nên lòng tà nổi lên, dẫn đến hậu quả không tốt .Đừng nghĩ đơn giản rằng thí sinh sống đàng hoàng sau khi đoạt giải là không có tội, điều này chỉ đúng với luật pháp chứ không đúng với luật nhân quả . Xin thí dụ đơn giản ở một lãnh vức khác: Nếu có người nào giới thiệu cho nhiều người rằng ăn con vật này bổ thận, con vật kia bổ gan… thì tội rất lớn dù mình không trực tiếp sát sinh .Nếu có hai người nghe theo mình thì tội mình gấp đôi, nếu có 10 người thì tội mình gấp 10. Vì sao? Vì số lượng con vật bị giết tăng gấp 10 lần. Hoa hậu cũng vậy, nếu vì sự hở hang của mình mà có 10 người sinh tà tâm… thì tội mình tăng gấp 10 lẩn. Nhà tài trợ , người tổ chức cũng bị, mà bị nặng hơn vì tạo điều kiện cho nhiều thí sinh phô diễn thân sắc .Một vị chân tu đã nói : “sống, tức là tạo nghiệp” Vì vậy, chúng ta nên thận trọng.Lỡ tạo nghiệp rồi thì cũng đừng bi quan, thành tâm sám hối, nghiệp chướng sẽ tiêu tan(tin thì thật, thành thì linh). Sám hối không khó, thành tâm mới thật là khó(99% chưa phải là tâm chí thành)

Người đẹp hay không đẹp đều do trời sinh như dân gian đã nói (oan cho ông trời), nhưng thật ra là do luật nhân quả, nghiệp báo.Nếu kiếp trước thường dâng hoa cúng Phật với lòng cung kính, vẻ đẹp tươi của hoa trong những phút giây thánh thiện đó in sâu vào tạng thức(tức chủng tử), đó chính là chủng tử thiện, gặp duyên lành được tái sinh làm người đề hưởng phước, chủng tử đó hiện hành tác động vào thai nhi mà tạo ra nét đẹp tươi như hoa.Đây là vẻ đẹp của người có thiện căn: trang nghiêm và phúc hậu( “tướng tùy tâm xuất”), người đẹp này sẽ không thích thi hoa hậu, người mẫu( ngoài ra, những người đẹp phúc hậu cũng có thể tiền kiếp thường đem lại niềm vui, làm rạng rỡ khuôn mặt cho người,hoặc không ganh tỵ với người đẹp hơn mình…).Những người mà “trời bắt phải đẹp” là để trả quả(vì mình đã lỡ tạo ác nghiệp), người xưa gọi là “ hồng nhan bạc phận”.Dù là “được”đẹp hay “ bị” đẹp thì tu dưỡng, làm việc thiện, tích lũy âm đức đều tốt cả: người có số tốt sẽ tốt hơn, bền lâu hơn, nếu tu tập thì đó là một lợi thế; người có số không may thì sẽ tiêu trừ nghiệp chướng,hoặc được giảm nhẹ(tốt nhất là sám hối, hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ để họ không đến tìm mình)

B CA NHẠC

Năm 1986, cánh cửa thị trường đã mở, văn hóa Tây phương bắt đầu tràn lan .Cái tốt khó học, cái xấu dễ tiếp thu. Phim ảnh bạo lực, đồi trụy, cùng với dòng nhạc trẻ đã xâm nhập vào khá dễ dàng .Nhạc trẻ đã tạo ra một trận cuồng phong ,làm mưa, làm gió trên nền ca nhạc nước nhà một thời gian . Đó là một dòng nhạc lai căng, mất gốc, làm tổn thương đến bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tạo ra một lớp ca sĩ ảo(không có chất giọng), một lớp nhạc sĩ có chút kiến thức về nhạc lý nhưng lại không hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ Việt(vì không có ai dạy họ).Một trong những lý do là sùng ngoại,mặc cảm tự ti về sự lạc hậu của mình nên choáng ngợp với nền văn minh Tây phương,không hiểu về sự khác nhau của các nền văn hóa…

Trước khi bàn về sự mất gốc của dòng nhạc trẻ. Chúng tôi xin sơ lược về bản sắc văn hóa Việt Nam,và sự thể hiện của bản sắc này trong ngôn ngữ :

- Thưa thầy! Bản sắc của văn hóa Việt Nam là gì?

Giáo sư Giản Chi đáp:

-Tình cảm đậm đà.

Chúng ta biết rằng bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều có tình cảm cả,nhưng phải công nhận rằng tình cảm của dân tộc Việt Nam ta rất đậm đà(ưu và khuyết cũng do đây mà ra).Chỉ cần tìm hiểu qua tiếng Việt là nhận thấy ngay.Thí dụ đơn giản về cách xưng hô: Mỹ, Anh dùng ngôi thứ nhất và thứ hai là I/ you; người Việt thì theo cảm xúc mà xưng hô.Thể hiện tình cảm trân trọng: ông(bà)/ tôi, chúng tôi; thương yêu :anh/ em; ghét(hoặc quá thân): tao/ mày;thể hiện tình cảm gia đình:cha(mẹ)/con, ông (bà)/ cháu, anh(chị)/em; với gia tộc : cô, bác ,chú ,thím .dì, dượng, cậu, mợ/cháu v.v.Ngoài ý nghĩa của từ ngữ, còn có những hư từ,từ láy…Đặc biệt, ta còn dùng âm thanh để biểu cảm, và chúng ta có đến 6 thanh(6dấu)là dấu sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã , dấu ngang(tức không dấu) .Đây chính là bản sắc văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ Viêt.Nhờ đó mà tiếng Việt uyển chuyển, mềm mại(dễ luyến láy), ngọt ngào, cảm xúc và có sẵn yếu tố nhạc trong ngôn ngữ , trong khi ngôn ngữ các nước khác thì khô, cứng,hầu như chỉ có lên giọng, xuống giọng.

Trước đây,Giáo sĩ Tây phương sang ta truyền giáo, họ rất ngạc nhiên khi nghe người Việt nói: “Người Việt nói như chim hót”,nghĩa lả tiếng Việt có nhạc điệu một cách tư nhiên.Nếu người sáng tác không nhận biết điều này,cứ đem yếu tố nhạc lý bác học, phức tạp của Tây phương vào khi sáng tác thì sẽ thất bại ngay .Vì sao? Vì “ vẽ rắn thêm chân”.Tiếng Việt đã có sẵn nhạc trong đó,chỉ cần dùng nhạc lý đơn giản để ghi lại cảm xúc là đủ, là phù hợp, vì sự đơn giản của nhạc lý không làm mất đi 6 thanh (tức 6 dấu) giúp cho 6 dấu phát huy tác dụng biểu cảm về mặt âm thanh .Nhạc lý phức tạp,hoặc dòng nhạc nào không phù hợp , hoặc bất cứ yếu tố nào mà làm mất đi các dấu,khiến cho âm thanh trở nên lơ lớ, khô cứng, xương xẩu, đều không hợp tai người Việt .Thí dụ đơn giản: Có một nhạc sĩ, tên H, xuất thân từ trường lớp,hay chỉ trích nhạc “ sến”(đơn giản về nhạc lý như bolero, êm tai, dễ hát, rất phù hợp với ngôn ngữ Việt), ông viết cả mấy trăm ca khúc nhạc “sang” nhưng tác phẩm của ông lại chết yểu ngay khi mới sinh(dù ông là người có điều kiện để phổ biến), trong khi đó, nhạc “sến”vẫn trường thọ, sống khỏe, sống mạnh.Có lẽ ông ta có kiến thức về nhạc lý mà không hiểu bản sắc ngôn ngữ Việt Nam, nên làm cho lời ca xương xẩu, khô cứng, trắc trở, chói tai,rất khó ca. Ông thiên về lý hơn là tình nên không có xúc cảm với những tác phẩm hay trước 1975. Nếu có, ông sẽ ngộ ra rằng những tác phẩm hay, vượt thời gian, đều đơn giản về nhạc lý, có vần điệu hòa hợp êm ái,rất dễ ca , và hầu như tác giả không qua trường lớp(nhạc thì không có sang, có sến ,không có mới ,không có cũ... chỉ có hay và dở mà thôi)

Về mặt âm thanh, bản sắc của ngôn ngữ Việt Nam là ĐƠN ÂM và có SÁU THANH. Nếu tiết tấu quá nhanh, thì đơn âm sẽ trở thành đa âm, các dấu sẽ không thể phát huy tác dụng, lời ca sẽ khô cứng, lơ lớ giống như ngôn ngữ đa âm .Nếu ca sĩ nào thích dòng nhạc này(nhạc trẻ thời trang) thì nên hát theo ngôn ngữ của nước đó, đừng ép tiếng Việt thành tiếng nước ngoài. Vẫn biết nhạc thì có nhanh ,có chậm,nhưng nhanh phải trong giới hạn của đơn âm,nhanh như ca khúc “Hòn vọng phu”(1 và 3) là mẫu mực. Nhanh phải hợp với nội dung. Như “Mẹ yêu”(Phương Uyên) khá nhanh nên phản tác dụng,vì lòng mẹ êm ái như làn gió nhẹ đùa mặt hồ , sao lại đem cơn bão cấp 10 thổi vào. Tình cảm thuộc về Âm, nhất là tình mẫu tử thì phải chậm. Ngoài ý nghĩa biểu cảm của ca từ, phải nhờ sự biểu cảm của âm thanh, tức 6 dấu (phải hát chậm thì các dấu mới phát huy được sự biểu cảm) .Việc chọn nhạc của cô đã sai về cơ bản. Xin được nói thêm : Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ rất nổi tiếng,rất tài hoa, nhưng khi ông sáng tác nhạc phẩm “ Huyền thoại người con gái tên Thi” (trước 1975) thì bị chỉ trích. Lý do là: một chuyện tình quá bi thương mà tiết tấu hỏi nhanh (tình thì buồn mà nhạc không buồn).Dường như trời sinh ra người nhạc sĩ tài hoa này là để viết nhạc vui).

Nên nhớ rằng nhạc Việt hay là do nhiều yếu tố, trong đó 6 dấu góp một phẩn rất lớn( hãy nghe lại một bản nhạc hay, bạn sẽ cảm nhận được điều này(ca sĩ Thu Hiền… đã thăng hoa được 6 dấu) . Có thể ví 6 dấu trong ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam như chân con cua, nếu bẻ chân, cua sẽ chết. Nhạc trẻ đã bẻ chân nó một các vô tư, không thương tiếc( nhận xét chung là như vậy, nhưng trong Âm vẫn có Dương, vẫn có một số bài hát khá dễ thương )
Một đặc điểm nổi bật khác của ngôn ngữ Việt trong thi ca là GỢI hơn là TẢ? Tại sao ?Như đã trình bày ở trên, Đông phương thì Dương bên trong( Dương là nội tâm , là tinh thần, là tâm hồn …được giữ bên trong) ; Âm ở bên ngoài, tức phần tiếp xúc, bộc lộ, diễn đạt,mà theo tính chất thì Âm là kín đáo,là đơn giản, là hình tượng…)nên thiên về gợi hơn là tả; gợi thì dùng hình tượng hơn là lý trí(trái với Tây phương, Dương bên ngoài nên thích phô trương,rõ ràng, phức tạp, thiên về tả nên hay dùng lý trí hơn là hình tượng) Như vậy, ta thấy nghệ thuật Đông phương sâu lắng hơn Tây phương trong lãnh vực nghệ thuật, nếu hiểu nghệ thuật là quy luật của tình cảm.Tại sao? Vì tình cảm khó mà tả hết được bởi nó quá mênh mông, sâu thẳm nên phải gợi, để dòng cảm xúc của người thưởng ngoạn tự tuôn trào,chảy ra , hoặc cảm nhận bằng sự hình dung. Người nghệ sĩ có tài chính là biết cách khai thông dòng cảm xúc .Thí dụ đơn giản: Lòng mẹ thì quá bao la, ngôn ngữ trần gian thì chật hẹp, không thể tả hết được nên nhạc sĩ Y Vân mới dùng hàng loạt hình ảnh: biển Thái Bình, đồng lúa chiều , làn gió đùa mặt hồ, tiếng sáo diều để giúp ta hình dung.Tuy nhiên, không phải là cứ đem hình ảnh vào thơ ,vào nhạc là thơ hay, nhạc hay mà phải biết chọn lựa,biết diễn đạt, nghĩa là phải có cái nhìn của họa sĩ, chọn cái thần, cái hồn của hình ảnh, phải có năng khiếu văn chương để diễn tả. Vì vậy, muốn trở thành một nhạc sĩ sáng tác đâu phải dễ dàng. Nhạc sĩ Phạm Duy nhìn người mẹ hiền bằng tâm hồn của họa sĩ, diễn đạt của người có năng khiếu văn chương,rồi dùng âm nhạc để ghi lại nên làm rung động lòng người qua bao thế hệ.Đây là hình ảnh mẹ và cũng là nghệ thuật của phương Đông, của Việt Nam:NGÔN NGỮ CỦA HÌNH TƯỢNG: “ Mẹ lần mò ra trước ao, mắn áo người xưa ngỡ trong giấc mơ. Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ”, “ Cánh tay êm tựa mái đầu, ôi bóng hình từ bao lâu còn in dấu sắc màu”, “chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai,hiu hắt tiếng bà mẹ cười, vỗ về nồi cơm ngô đầy”.

Ngôn ngữ hình tượng không những chỉ diễn đạt về tình cảm mà còn giúp ta suy tư về cuộc đời , triết lý… , điều mà lý trí cũng không thể giải thích hết được. Đây chính là nghệ thuật tượng trưng, đặc điểm nổi bật trong thi ca cổ điển. “Con thuyền không bến”( Đặng Thế Phong) là tác phẩm kinh điển của nghệ thuật tượng trưng hiện đại( vì không có tính ước lệ, tức cảnh không thật) , cảnh vật ở tác phẩm này là cảnh hiện ra trước mắt, nó được tác giả thu vào tim nên có thần, có hồn( rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên là 1 trong 4 yếu tố của văn chương lãng mạn- theo giáo sư Hà Như Chi-) ,“ Con thuyền không bến”chính là bức tranh thủy mạc được vẽ bằng âm nhạc, vừa cổ điển , vừa hiện đại(lãng mạn), có nhiều ý nghĩa, tùy theo sự cảm nhận của người nghe . Có thể đây là thân phận của một tình yêu , hay thân phận của kiếp người trong cõi đời vô định…

Nhạc trẻ, đúng như tên gọi của nó: trẻ người non dạ, họ đã xây một lâu đài trên cát(vì không thấm được vào tim), nó ( nhạc và ca sĩ) giống như sao chổi, tuy có ánh hào quang , nhưng hào quang đó chính là lớp bụi khổng lồ,phản chiếu ánh sáng mặt trời(theo khoa học ), tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Người lớn thì rất sợ nhưng trẻ con thì lại thích xem. Do đó, cơn bão nhạc trẻ đã biến thành áp thấp nhiệt đới (“vật cùng tất biến”).
Nếu đem những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam như đơn âm, 6 thanh, giàu hình tượng, gợi hơn là tả để thẩm định nhạc trẻ ,ta sẽ thấy họ bị “việt vị” quá rõ(tiếc là trọng tài không thổi phạt). Chúng tôi không hề có ác cảm với dòng nhạc(vì nó vô tội), nhưng rất dị ứng với những người không có năng khiếu sáng tác, không hiểu biết về bản sắc ngôn ngữ Việt; sáng tác quá nhanh, như mì ăn liền,ca từ nhảm nhí,nhạc thì trắc trở,khô cứng,khó ca, khó nghe, khó cảm(lẽ ra,với những dòng nhạc khó Việt hóa, ta nên đắn đo,cân nhắc và thử nghiệm trước khi phổ biến). Nhạc chính là sự rung động, thổn thức tận đáy lòng rồi ngân lên thành điệu ,thành dòng nhạc và người ta ký âm lại để trở thành tác phẩm, chứ không phải chọn dòng nhạc rồi bắt ca từ “ chui” vào trong đó, và đó chính là thợ nhạc. Nghệ sĩ sáng tác cần phải biết chờ đợi nguồn cảm hứng đến với mình,thi sĩ Hồ Dzếnh gọi là PHÚT LINH ( “Phút linh cầu mãi không về…”), nếu không đến thì coi như mình chưa đủ duyên vậy .Chúng tôi cũng không hề ác cảm với ca sĩ nhạc trẻ nhưng lại dị ứng với các “ngôi sao”: có người hát thì thào như không có hơi, có người phát âm không rõ, tiếng được, tiếng mất, có người gầm thét, có người la hét,người Việt không hề biểu đạt tình cảm như vậy( trước năm 1975,ở miền Nam, muốn trở thành ca sĩ thì điều kiện tiên quyết là phải có chất giọng ngọt ngào hay âm sắc đặc biệt, không hề có giọng ca khô khan,chát chúa mà thành ngôi sao được).Dường như nhạc thời trang, “thời thượng” cố ý làm cho tiếng Việt giống như tiếng nước ngoài( khô cứng, lơ lớ, xương xẩu), để chứng minh rằng mình tiến bộ, theo kịp trào lưu thế giới !

Đêm qua, tôi thấy một giấc mơ: Ông Thánh Đặng Thế Phong, người tạo cho đời “Giọt mưa thu”,đã rời trần gian, bỗng hiện về, tìm đến chốn thiên thai , uống ly rượu đào cùng ông Tiên Văn Cao. Hai vị ngồi nghe chú tiểu đồng Cao Minh gợi lại ca khúc “Bến xuân” . Ông Thần Phạm Duy ở gốc đa, quá vui khi nghe tiếng hát từ Bồng Lai vọng về,liền sai cô cháu gái là Ngọc Hạ lên đồi thổi lại khúc nhạc chơi vơi. “Quê hương ơi! Bóng đa ôm đàn em bé… những con trâu lạnh trên đồi mằn mộng gì, chờ đợi tôi thổi tiếng sáo chơi vơi”.Có Tiên, có Thánh, có Thần nên ông Hoàng Bolero Trúc Phương, sống lưu vong trên mảnh đất quê hương hơn 20 năm , rất tự tin bèn đón chiếc “Tàu đêm năm cũ” trở về.Trong một “Chiều cuối tuần”, có những ông già U60, U70, U80, cùng con cháu đến sân ga chào đón và hát lên rằng: “ Còn tôi trong mơ, còn tôi đợi chờ, thì dù xa xôi, tôi vẫn là của người”.
Ông Hoàng trầm ngâm,rồi nói rằng ta cầu mong cho nhạc “thời thượng” giãy chết ,chớ đừng chết thật,vì nhờ có bóng đêm ta mới quý ngọn đèn dầu, nếu nhạc “thời thượng” không còn thì bolero cũng sẽ mất…Đây là di chúc của ta: muốn tồn tại thì cần có đối lập.(không có Âm, tức sẽ không có Dương)

Dân tộc ta trải qua 1.000 năm nô lệ , 100 năm bị đô hộ, 20 lệ thuộc nhưng văn hóa dân tộc vẫn không bị đồng hóa vì vẫn giữ được Hồn dân tộc, đó là một ngôn ngữ êm ái, ngọt ngào, giàu nhạc điệu và hình tượng( có người nói ngôn ngữ Việt là một đặc ân của thượng đế ban tặng cho người Việt), làm sao mất được vì ngay từ thuở còn nằm nôi, mẹ hiền đã rót vào tim con một chất sữa ngọt qua làn điệu dân ca: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, mẹ hiền ru những câu xa vời”( à…à…ơi tiếng ca ru hời !-NV-).
BÓNG ĐÁ
Tôi rất thích triết Đông, nhất là cách nói ngược của Phật và Lão: ĐẠI tức TIỂU, THỊ tức PHI ,HỮU tức VÔ, TỬ tức SINH ,SẮC Tức KHÔNg…nhờ đó mà ta mới hiểu được hai mặt của một vấn đề. Vì vậy, khi người ta nói “thánh”thì tôi lại nói quỷ.
Bóng đá thế giới,bóng đá châu Âu, bóng đá Anh đã và đang là thần tượng, là khuôn vàng, thước ngọc, làm sao có thể nói NGƯỢC lại được? Nếu chúng ta tự tin vào triết Đông(đúng tức là sai, hay tức là dở, thần tượng tức là tầm thường…) và tự tin vào chính mình, tất sẽ nói ngược không mấy khó khăn; nói ngược mà không ngang.
Khi hai đội tuyển quốc gia thi đấu ,họ đều chào cờ và hát quốc ca của nước mình, vì bóng đá không chỉ là môn thể thao đơn thuần mà còn tượng trưng cho màu cờ sắc áo, tài năng của dân tộc. Thế nhưng, họ lại mướn HLV nước ngoài, điều này rất mâu thuẫn. Ai cũng biết thắng hay thua phần lớn là do HLV trưởng,vị này giống như vị nguyên soái thống lĩnh ba quân ngoài chiến trường. Nếu chúng ta hỏi một học sinh cấp 2 rằng chiến thắng Đống Đa được chỉ huy bởi ông tướng người Tây, người Nhật thì có đáng tự hào, có đáng tiêu biểu cho sức mạnh, tài trí của dân tộc không? Chắc các em nói là không, lý do đơn giản: ông tướng không phải là người Việt. Việc mời H.L.V nước ngoài là tự nhận đất nước mình không có bậc hiền tài.Vậy có gì phải tự hào, hãnh diện(nếu chiến thắng ). Cũng may là quốc kỳ không biết nói năng:
Quốc kỳ mà biết nói năng
Thì VFF hàm răng không còn
Nhưng,nếu trách VFF thì oan lắm, vì ông thầy mình (bóng đá Tây phương) làm như vậy, anh Cả Nhật Bản, anh Hai Hàn Quốc, anh Ba Thái và cả khu vưc từng mướn HLV nước ngoài,có ai nói gì đâu? Cái sai lâu ngày trở thành cái đúng và không ai để ý. Ta biết rằng người Tây Phương(Phần Âm bên trong) thiên về vật chất,ít quan tâm về giá trị tinh thần, với họ là kết quả đạt được một cách cụ thể, nhanh chóng mới có giá trị ,nên nền văn minh của họ là văn minh lượng( còn văn minh Đông phương là văn minh phẩm, thiên về tinh thần). Lẽ ra chúng ta dạy họ mới đúng, trái lại , cả khu vực đều bắt chước cái sai của họ. Tại Sao? Bị choáng ngợp bởi nền khoa học kỹ thuật, cứ nghĩ là lãnh vực nào của họ cũng hay cả. Mê hào quang, mê thần tượng mù quáng dễ dẫn đến sai lầm, ngô nghê . Ông Nguyễn Hiến Lê có nêu ra một câu chuyện khá thú vị về một tên lính Đức Quốc Xã, vì quá ngưỡng mộ Hitler, anh ta hỏi mọi người rằng không biết Hitler có đi cầu không? Với anh ta, thần tượng này là thánh nên không có phàm tục.Chính vì tôn sùng quá đáng làm cho ta thấy quỷ là thánh .Xin đừng cười anh lính ngây thơ này vì biết đâu mình cũng vậy. Mê thì mờ, bất cứ ai, kể cả trí thức…( thí dụ: quá mê người yêu thì không còn thấy cha mẹ).

Xin trở lại chuyện sân cỏ. Năm 1982, danh thủ Võ Thành Sơn giã từ sân cỏ, nhà báo C.T.(nhà bình luận bóng đá được ví như cây đa, cây đề) đã viết: “Sơn không có chút gì để so sánh với Johan Cruyff, nhưng Sơn và Joahn Cruyff có nét giống nhau, đó là sự giã từ sân cỏ vẫn còn nét hào hùng ”. Sơn là ai? Johan Cruyff là ai? Sơn là cựu trung phong hay nhất của tuyển miền Nam, sau 1975 ,anh vẫn tiếp tục chơi bóng(tiếc là anh hay bán độ). Sơn là cầu thủ hay toàn diện( đá được cả hai chân, đánh đầu, đi bóng , chuyền bóng đều tốt, lại có cú “lật bàn đèn” điệu nghệ).Có lần xem bóng đá nghiệp dư ở sân Tao Đàn, tôi hỏi anh Hồ Thanh Cang, cựu thủ quân tuyển miển Nam: “ Sơn và Cù Sinh, ai hay hơn”, anh đáp mà không cần suy nghĩ: “ Sơn hay hơn nhiều, hậu vệ đá sao, nó đá cũng được, trung phong chỉ cần vậy thôi” . Còn John Cruyff là danh thủ người Hà Lan rời sân cỏ 1974 ( trước năm 1975 , truyền hình Sài Gòn không có truyền hình trực tiếp bóng đá châu Âu như bây giờ, nghĩa là ông C.T chưa thấy danh thủ này đá bóng, nhưng ông lại đem ra so sánh.Cụm từ “không có một chút gì” thật là đau xót như một sự xúc phạm.

Thế nhưng,khi đội Hải Quan thi đấu với đội tuyển quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Đức, vị HLV Đức phát biểu sau trận đấu: “Nếu có một đặc ân, tôi sẽ mang cầu thủ số 7 về nước”( Nguyễn Hoàng Minh, tức Minh Nhí).
Tại sao người nước ngoài thì khen cầu thủ Việt,người trong nước lại chê một cách thậm tệ? Người Tây phương thường tôn trọng sự thật, còn ta thì giàu trí tưởng tượng , lại mặc cảm tự ti, nếu quá vọng ngoại thì chính trí tưởng tượng đó khiến ta có ảo tưởng rằng Tây phương là thiên đàng,nên ta không có chút gì để so sánh với người cõi trên( Xin được mở rộng thêm một ý nhỏ: Chúng ta sống ở cõi Ta Bà bất tịnh, không có chút gì để so sánh với cõi Tiên, nhưng nếu tu hành chân chính,đúng chánh Pháp,thì khi nói Pháp, Tiên sẽ xuống nghe)

Chỉ khi nào chúng ta tự tin, nhìn thẳng vào sư thật, thấy được cái sai,cái dở của người thì ta mới thật sự tiến bộ. Nếu muốn có một nền bóng đá vững mạnh thì hãy tìm ra cái dở, cái hạn chế của bóng đá Tây phương, đừng làm theo họ. Bóng đá cũng là nghệ thuật; nghệ thuật thì thiên hình vạn trạng, là sáng tạo, có thể đi đường tắt, chứ không phải là bắt chước, không phải là y sao bản chính. Chúng tôi xin nêu ra những cái sai, cái dở,cái hạn chế của bóng đá Tây phương:

SAI lẦM TRONG ĐÀO TẠO:

Sân cỏ châu Âu là nơi để cho các lực sĩ điền kinh đua tốc độ, với sức mạnh giả tạo(sẽ nói về sức mạnh ảo ở phần sau ), là nơi biểu diễn của những con người gỗ, vì họ đem khoa học kỹ thuật để huấn luyện nghệ thuật không đúng cách.Xin nêu ra một vài nhận xét:

LỪA BÓNG :

Họ cho các em lừa bóng qua các cột mốc,hoặc con đường đã định sẵn, mới nhìn vào thì thấy rất bài bản, nhưng thật ra, đó là sai lầm vì sẽ tạo ra con người gỗ.Tại sao? Vì nó tạo cho các em quán tính( qua trái rồi qua phải, lặp đi lặp lại) , quán tính thì giết chết phản xạ tự nhiên(nhất là khi còn nhỏ tuổi).Không có đối thủ trước mặt thì phản xạ không phát huy .Tập như vậy mà không trở thành người gỗ mới là chuyện lạ(cầu thủ Tây phương dùng sức rướn để lừa bóng qua người, chứ không phải là nhờ sự mềm dẻo,khéo léo của đôi chân người có phản xạ tốt, và sự mền mại khéo léo mới chính là nghệ thuật). Một nhà bình luậnTây phương đã nói: “ Các ngôi sao bóng đá Brazil(có lẽ là những thế hệ trước)là những cầu thủ VỈA HÈ”.Đúng vậy, ở lứa tuổi thơ, họ thường hay chơi bóng ở vỉa hè, nghĩa là lừa bóng qua con người trước mặt nên phát huy được phản xa .Ngày nào cũng lừa, quên cả giờ giấc, sức khỏe. Phản xạ được phát huy mỗi ngày , thời lượng “luyện tập” lại gấp nhiều lần hơn so với các học viện bài bản,nếu họ không có kỹ thuật lừa bóng điêu luyện, không trở thành ngôi sao thì đó mới là chuyện lạ.
Tại sao HLV người Đức lại thích cầu thủ Minh Nhí? Vì cầu thủ này lừa bóng rất hay. Anh rất thấp mà thường đi bóng qua cầu thủ cao hơn mình cả 3 tấc, Do đâu mà anh có khả năng như vậy? Thuở nhỏ, anh chơi bóng ở “ sân bóng” miệt vườn tại Đồng Tháp(chứ không qua trường lớp) trước khi đến với đội Hải Quan,nhờ vậy mà có phản xạ rất tốt và trở thành ngôi sao. Tại sao Công Phượng lại có khả năng lừa bóng rất hay? Công Phượng có tố chất, đăm mê, đặc biệt là chơi bóng từ khi tuổi còn thơ. Bà Hoa, mẹ cháu nói rằng người “thầy” đầu tiên của Phượng là Khoa, anh của Phượng. Hai anh em dẫn trâu ra đồng rồi thì chơi bóng với nhau .Trong cái rủi có cái may. “Nhờ”sinh ra trong gia đình nghèo ở quê, cha mẹ ít quan tâm đến việc học, sức khỏe(theo y học) nên cháu có cơ hội chơi bóng thoải mái với bạn bè .Khi đến với Hoàng Anh,thì cháu có 6, 7 năm “thâm niên” lừa bóng qua đối tượng con người, phản xạ tự nhiên phát huy tối đa( nhất là tuổi thơ, chân còn mềm, dễ tập) Nhờ cái vốn “trời cho”mà Phượng nổi tiếng là cầu thủ đi bóng hay nhất , chứ không phải là do Hoàng Anh- Arsenal đào tạo . Vì sao? Nếu do học viện này ,thì tại sao các cầu thủ khác không lừa bóng được như Phượng, dù họ cũng có tố chất tốt.Suy rộng ra , tại Anh quốc, Arsenal chỉ đào tạo ra “ chân gỗ”( có cầu thủ nào của họ có thể sánh được với cầu thủ vỉa hè Brazil).Ngoài ra, ta có thể nói rằng Tuấn Anh, tuy có tố chất, tài hoa nhưng lại con nhà bác sĩ, có bác sĩ nào lại chịu đề con mình chơi bóng ngoài đường, quần áo bụi bặm… nên phản xạ không phát huy tốt như Phượng, cái hay của cầu thủ này là khả năng chuyền bóng tấn công hơn là đi bóng .

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket