Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

LPH06- TỪ BI, KHO BÁU TRONG TÂM CHÚNG TA

SÚT BÓNG:

Có thể nói kỹ năng sút bóng trong nền bóng đá hiện đại chỉ thấm ngoài da chứ chưa vào được xương tủy cầu thủ. Ta thử đưa ra một vài tiêu chí để đánh giá khả năng cầu thủ:Trong một mùa bóng,nếu cầu thủ nhận bóng trong vùng cấm địa,với tư thế trống trải , sút bóng vào bên trong khung thành (không nhất thiết phải qua tay thủ môn) với xác xuất 100%100, chắc khó có, với 70%100, xưa nay hiếm . Khung thành thì rộng mênh mông, nhưng sút vọt xà, chệch cột dọc thì rất phổ biến( kể cả ngôi sao), Lỗi này do đâu? Chính là do khâu đào tạo theo bài bản Tây phương. Chúng ta thử nhìn lại các ngôi sao thì rõ. Rooney, cầu thủ đắt giá nhất thế giới, đã giúp gì cho tuyển Anh . ra sông Euro thì bị lật thuyền, vào biển Vorld cup thì đắm tàu. Vẫn biết bóng đá là môn thể thao tập thể nhưng nếu hàng công dứt điểm tốt thì tuyển Anh có thể vào sâu hơn như tứ kết, bán kết. Thử thống kê từ ngày khoác áo đội tuyển đến nay, Rooney ghi được bao nhiêu bàn thắng. Kết quả sẽ là câu trả lời hay nhất( sự nổi tiếng của tiền đạo chính là do giới truyền thông: sút bóng hỏng thì không ai nói gì cả nhưng ghi được bàn thắng thì được ca ngợi tận mây xanh, lên mây nhiều lần thì sẽ thành sao ). Thật không ngờ các ông lớn mùa World cup 2014 như Ý, Tây Ban Nha, Anh , Bồ Đào Nha với nhưng chân sút đắt giá mà không biết ghi bàn thắng.Tôi còn nhớ một mùa bóng nào đó( tôi ít quan tâm tới họ, nhưng có một chi tiết không thể nào quên), tuyển Ý đấu với một đội yếu, sút bóng 26 lần mà không ghi được một bàn thắng nào. Trong giải U19 châu Á tại Myanmar, Tuyển Nhật sút 20 lần, chỉ ghi được 1 bàn nên thua Trung Quốc(đội kém hơn) với tỷ số 2/1( Nhật là bản sao sắc sảo của bóng đá Tây phương) Các đội bóng Châu Âu, Đông Á đá kém, đá dở,thì báo chí mình không phê phán lỗi do đâu( có lẽ tưởng họ là người cõi trên),còn với tuyền VN thì chụp cái mũ như: hệ thống đào tạo lạc hậu , lỗi thời,nhưng không hề dẫn chứng lỗi thời, lạc hậu ở chỗ nào( ý họ là ngầm so với Tây phương).Dường như chiếc mũ trên tay họ kích thước chỉ vừa cái đầu cầu thủ VN, nên không thể chụp vào các ông lớn. Nghĩ cầu thủ mình cũng tội nghiệp: “Trời sinh ra cái thớt/ nên suốt đời ăn dao”( TMH).

Do đâu mà họ sai lầm? Trước nhất là lỗi về nhận thức. Ta biết rằng bóng đá có nhiều kỹ năng, tất cả kỹ năng đều là phương tiện, nhưng sút bóng là quan trọng nhất, nó vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Tại sao? Vì thắng thua không phải là tấn công nhiều,sút nhiều mà là sút chính xác, tung lưới đối phương).Như vậy, trong quá trình đào tạo, phải dành thật nhiều thời gian cho kỹ năng sút bóng( thời gian tập sút bóng trong giáo trình huấn luyện của bóng đá hiện đại là quá ít vì họ dạy nhiều kỹ năng khác cùng một lúc.Thử hỏi một tuần có mấy buổi tập sút, thời gian tập mỗi buổi bao lâu, mỗi em sút bao nhiêu lần, chắc là rất ít.Vì vậy, khả năng sút bóng chỉ thấm ngoài da, Thật không thể hiểu nổi , cầu thủ chuyên nghiệp, “tốt nghiệp” rồi, có người từng ở trong đội tuyển trên, dưới 10 năm nhưng khi tập trung vào đội tuyển họ phải tập lại kỹ năng này. Hầu như HLV nào( ông Tây,ông Nhật , ông Việt) cũng đều than thở về khả năng sút bóng quá kém của các tuyển thủ, và phải dạy lại họ. Các HLV thở than cũng có cái lý của họ vì họ không phải là người đào tạo. Nhưng thầy Giôm “đau đầu” (nhiều lần) về khả năng dứt điểm của học trò mình thì có cái để nói: Các học viên được tuyển chọn rất kỹ ( phạm vi cả nước) ,đều có tố chất bóng đá, đăm mê,chăm ngoan; thầy thì tận tụy;cơ sở vật chất rất lý tưởng; giáo trình, phương pháp là của Arsenal. Có bột, có đường mà không tạo ra bánh ngon, lỗi do đâu ? Chính là hệ thống đào tạo của Tây phương .

Có thể nói, nhờ chơi chung lâu năm nên khá ăn ý, dễ đánh bại các đối thủ có trình độ ngang tầm nhưng mới tập trung, nhờ phong cách tốt,lối chơi đẹp, tận lực , tận hiến, nhờ hư danh của Arsenal, nhờ hào quang thật của Công Phượng về khả năng đi bóng ,U 19 VN(nòng cốt là Hoàng Anh- Arsenal )che lấp đi cái dở “muôn thuở”:khả năng sút bóng .Nếu lấy tiêu chí đánh giá khả năng sút bóng mà chúng tôi nêu ở trên thì U 19 Hoàng Anh không đạt yêu cầu. Quý vị hãy nhớ lại 4 giải đấu đã qua thì rõ : không biết bao nhiêu lần họ có bóng trong tư thế trống trải ở vùng cấm mà sút bóng vọt xà, chệch cột dọc, thậm chí Công Phượng, Văn Toàn đối diện với thủ môn nhưng không sao đưa bóng vào lưới được. Lỗi này không phải tại thầy, tại trò mà do cách huấn luyện của bóng đá Tây phương là như vậy: chỉ ngấm vào da, chứ chưa vào được xương

Làm sao kỹ năng này ngấm vào xương. ? Rất dễ: tăng thời gian tập sút bóng. Xin nêu ra một thí dụ: Từ 12 đến 16 tuổi, các em chỉ học hai kỹ năng duy nhất: sút bóng 70% thời gian, lừa bóng 30%), nghĩa là ngày nào cũng sút bóng, thời gian mỗi buổi tăng dần theo lứa tuổi(tập nhiều tư thế…). Sau 16 tuổi mới học các kỹ năng khác, không có ảnh hưởng gì nhiều( sút bóng vẫn duy trì). Nếu thời gian tập sút bóng như vậy,cầu thủ sẽ sút khá chính xác , ngay cả người không có năng khiếu cũng có đạt loại khá giỏi . Chắc có người sẽ hỏi rằng các kỹ năng khác thì sao? Các kỹ năng khác học sau vẫn không muộn và chỉ cần một thời gian ngắn.Ta biết rằng nhiều cầu thủ trong đội tuyển quốc gia đến với bóng đá sau khi học xong phổ thông nhưng rất hay ở các kỹ năng khác(chỉ trừ sút bóng, đi bóng )

Làm sao ngấm vào tủy? Đó là sự tập trung cao độ trong khi tập sút bóng. Nếu sút vào khung thành thì sự tập trung coi như không có, vì nó quá rộng lớn. Do đó , treo một quả bóng trước khung thành rồi nhắm vào đó mà sút.Nhờ có vật làm chuẩn mà ta mới biết độ lệch khi sút hỏng là bao nhiêu để lần sau điều chỉnh thì sự chính xác gia tăng theo thời gian. Sút vào khung thành thì dễ, sút trúng vào quả bóng thì quá khó;tập luyện là phải tập cái khó mới có sự thành công sau này( cũng như học vậy, nếu chịu làm nhưng bài tập khó thì thi mới đậu, đậu cao được).

Theo Duy Thức Học, tâm có 8 thức, các thức đồng một thể nhưng vì chức năng mà phân chia. Thức thứ 7 ví như vua(chấp ngã), thức thứ 6 ví như thủ tướng có khả năng nhận xét,phê bình, đánh giá…thường xuyên nhận báo cáo của thức số 5, gồm nhãn thức, nhĩ thức, vị thức, tỷ thức, thân thức, ví 5 bộ trưởng. Mắt (nhãn thức) thấy quả bóng rất vô tư, nhưng nhờ thức thứ 6(ví như sự chỉ dẫn của thủ tướng) mà biết nó nhỏ hay lớn, cách bao xa, nằm ở bên nào mà báo cho thân thức thực hiện ý của vua là phài sút trúng bóng, đúng mục tiêu. Sự tập trung cao độ tức là 3 thức cùng hoạt động chung(ví như thủ tướng và 2 vị bộ trưởng cùng làm việc), lâu ngày ăn ý với nhau. Chân sút bóng lệch,tức thân thức sai, nhưng vô tư không biết, thứ số 6 nhận ra ,góp ý (ví như thủ tướng góp ý với bộ trưởng,tên là thân thức) sự hoạt động các thức diễn ra nhanh chóng, tới một lúc nào đó như tìm ra một thông số chính xác,và cả 3 là 1 là đạt tới trình độ mắt không cần nhìn trái bóng dưới chân, sút vẫn trúng mục tiêu mà người đời thường nói là chân có mắt.Khi thi đấu, cầu thủ chỉ cần quán tưởng(quán tưởng tức thức số 6 làm việc,hai thức kia có nhiệm vụ làm theo) trái bóng treo ở trong khung thành( vị trí do ta quán tưởng)mà sút bóng .Giả sử có chệch mục tiêu 1 tấc, vẫn tung lưới vì khung thành quá lớn.Đạt được trình độ này, thì không có đội bóng nào trên hành tinh có thể thắng được. Thí dụ đơn giản: đối phương sút 20 lần, có thể ghi 5 bàn( vì khả năng của họ mới chí thấm ngoái da); ta sút 10 thì ghi 10 bàn(vì thấm vào tủy),thậm chí không đạt được100%100,chỉ cần 70%100(7 bàn) là thắng.Thật ra, chỉ cần thấm vào xương là đủ, chỉ cần mức 60% là chiến thắng( vì bóng đá hiện đại chưa cải thiện được kỹ năng sút bóng, do sai lầm trong nhận thức)
MƯU TRÍ : Người Tây Phương thiên vể trí, còn Đông phương giỏi về mưu.Trong nền bóng đá hiện đại, ta không thấy dấu ấn vế mưu trí của HLV, nếu hiểu mưu tri là tự mình nghĩ ra, là sáng tạo. Họ chỉ vận dụng bài bản trong sách giáo khoa về bóng đá của ông thầy khoa học,kỹ thuật. Bóng đá châu Á lại sao y bản chính châu Âu nên không phát huy được thế mạnh vốn có do đặc điểm của phương vị, đó là mưu chước.Nếu khổng Minh, Tôn Tẫn, Nguyễn Huệ... tái sinh, làm HLV thì bóng đá sẽ cục kỳ hấp dẫn. Khán giả sẽ thấy được trận đồ bát quái, thấy cảnh “thất điên, bát đảo”. Thấy cầu thủ của Khổng tiên sinh ghi bản dễ như “ thất cẩm Mạnh Hoạch”…Tại sao sân cỏ không biến thành bàn cờ? Vì có trí mà khôn có mưu.

Bóng đá có hai trạng thái : động và tịnh. Thể động thì khó “lập trình” thế cờ, cầu thủ phải tùy cơ ứng biến; thể tịnh thì hoàn toàn có thể, đó là khi bóng chết như: phát bóng, ném biên, đá phạt.Với cờ tướng thì cao thủ là người nghĩ ra nhiều nước, người thấp thì chỉ có 1 nước. Nếu sân cỏ là bàn cờ thì HLV hiện tại có trình chơi cờ rất thấp vì mới nghĩ được có 1 nước, thí dụ đơn giản : khi đá phạt, họ ra dấu hiệu vị trí điểm rơi cho một cầu thủ nào đó,rồi cầu thủ đó tùy cơ ứng biến, nghĩa là chỉ 1 nước . Như vậy , đối phương có thể cản phá được vì sự đơn điệu. Giả sử ta nghĩ thêm vài nước nữa thì đối phương sẽ bị động ngay, đó mới là cao thủ, là cờ thế, làm cho họ rơi vào bẫy.Thí dụ đơn giản:trong luyện tập, ta lập thế cờ như sau: Nếu cầu thủ A đá phạt ở giữa sân, tất cả cầu thủ đều biết là B ở phía bên phải, cạnh đường biên dọc,vị trí ½ sân đối phương sẽ nhận bóng, họ sẽ di chuyển sang trái ,để B nhận bóng trong tư thế trống trải.Khi B nhận bóng, tất cả điều biết B sẽ chuyền cho C và điểm rơi là góc vuông ở vùng cấm, phía bên trái.Tất cả cầu thủ tấn công tiếp tục di chuyển chiến thuật, chạy sang bên mặt; còn cầu thủ C từ phía trên di chuyển xuống rất chậm( để bảo vệ khoảng trống ở góc vuông vùng cấm).Khi B vừa chuyền thì C dùng tốc độ lao xuống sút bóng, đối phương trở tay không kịp vì bị động nên phát xuất chậm(trong bóng đá chỉ cẩn nhanh hơn 1 bước chân là ghi được bàn thắng, nếu sút chính xác) .Tiếc rằng bóng đá hiện đại quá thật thà, ngây thơ, chỉ biết phô diễn cỏ bắp( “hữu dõng vô mưu”). Nếu bóng đá đỉnh cao là cuộc đấu trí (mưu trí),mền mại, uyển chuyển thì bóng đá Tây Phương không có.Đông phương có ưu thế hơn,nhưng con cháu của Khổng Minh , Tôn Tẫn, Nguyễn Huệ… vẫm cỏn mê ngủ trong căn phòng quá đầy đủ về tiện nghi vật chất mà không mộng thấy người xưa !

THỂ LỰC: Đông phương có triết lý rất hay: “chịu khổ hết khổ, chịu đau hết đau”. Các vị chân tu, tu hạnh Đầu Đà, chịu cái khổ đến tận cùng nên các Ngài đã chứng đắc, thân tâm an lạc, ung dung tự tại, thoát ra cảnh khổ của thế gian như HT Hư Vân ,Tuyên Hóa, Quảng Khâm…Tuy nhiên, đó là những vị thượng căn, hay Bồ Tát hóa thân, triệu người chưa được một(lấy cái khổ để an cái tâm). Nhưng phàm phu chúng ta, tuy không an được cái tâm,nhưng vô tình( do nghèo khổ) lại làm cho cái thân có một sự chịu đựng phi thường bằng cách chịu khổ hết khổ, chịu đau hết đau. Có những người đạp xích lô trước đây, họ chở khách từ Sài gòn ra xa cảng Miền Tây(10 cây số), đâu phải chỉ một lần trong ngày( với họ thì nhiều lần càng tốt), công nhân khuân vác một trọng lượng nặng hơn họ, từ bến tàu đến nhà kho suốt ngày,những người chở lu đựng nước đi bán(trước đây), một chuyến 5 cái, từ Bình Dương xuống miền Tây vài trăm cây số bằng xe đạp. Quả thật sức chịu đựng của con người rất kỳ diệu.

Với các võ sư khí công, thì biến cái thân yếu đuối thành một sức mạnh không thể nghĩ bàn như dùng tay chặt bể nhiều viên gạch, dùng đầu đóng đinh, dùng cây đánh vào người thì cây gãy . Ta hãy xem màn biểu diễn của võ sư thiết đầu công trên mạng và nghe sự giải thích của ông( tựa: “ Võ sư thiết đầu công và những màn biểu diễn phi thường, Lê Đình Phước” (tại quận 6,năm 2007). Xin được tóm lược: dùng hai ngón tay đâm thủng lon bia;dùng cây đánh vào người, cây gãy;dùng hai thanh gang đập vào đầu, thanh gang gãy; dùng dây xích , một đầu móc vào mí mắt, một đầu móc vào xe xích lô chở người, kéo xe chạy 2m.Do đâu mà ông làm được điều phi thường, đó là “chịu đau hết đau”. Ông giải thích về sự khổ luyện thiết đầu công: ban đầu cụng vào bao cát, sau đó là sỏi, rồi gạch.Quả thật, khả năng chịu đựng của cơ thể con người không thể nghĩ bàn, không thể giải thích theo khoa học.Khoa học lấy tiêu chuẩn chịu đựng(hay chịu lực)của một người bình thường rồi áp dụng chung cho tất cả,rồi đưa ra những giới hạn, sự cảnh báo, vô tình làm cho con người yếu đi, không có được khả năng mà mình có thể có. Thí dụ đơn giản: cầu thủ bóng đá không được đá quá 90 phút/ một trận, không được chạy quá 60 phút, không được đá liên tiếp mỗi ngày một trận…(chưa thực nghiệm mà khẳng định). Kết quả là cầu thủ trên thế giới đều yếu cả. không có đội nào có khả năng vượt qua giới hạn như nậy, thậm chí 10 ngày đá 5 trận cũng không nổi. Cầu thủ ăn uống đầy đủ, bổ dưỡng, có chuyên gia dinh dưỡng , chân đẹp như lực sĩ nhưng lại quá yếu. Tại sao? Ví tuân theo khoa học, y học hiện đại, không dám vượt lên chính mình, Giống như một học sinh, dù thông minh mà chỉ làm mãi bài tập dễ, thì làm sao giải được bái toán khó.Xin nêu một thí dụ rất đơn giản khác:Một cầu thủ chấn thương, dù không gãy xương, bong gân… thì bác sĩ xịt thuốc tê, chườm nước đá, cầu thủ tiếp tục thi đấu.Mới nhìn ta thấy hay quá, Tây y hay quá nhưng có biết đâu, can thiệp như vây là hạn chế khả năng chịu đựng vốn có của con người,không chịu đau nên mãi chịu đau khi va chạm( giống như học sinh vừa gặp một bài toán hơi khó thì thầy giáo đến chỉ ngay, làm sao học giỏi được), làm sao họ có đủ tự tin khi tranh bóng với nhưng cầu thủ lớn hơn mình .Triế lý chịu đau hết đau không đơn giản như vậy, nó còn có một ý nghĩa khác : làm cho xương thịt rắn chắc hơn cả gạch, gỗ, gang… Tại sao?. Có lẽ cơ thể con người phải biến đổi để hợp với môi trường sống, để tồn tại.Thí dụ: chúng ta không thể chịu đựng nhiệt độ 40độC, nhưng ngưởi Ấn lại chịu được 48 độC, vì khí hậu nơi đây là như vậy; nếu người Việt định cư ở đó thì dần dần thích nghi .Từ đó, có thể suy ra rằng nếu cơ thể ta cứ va chạm vào vật cứng lâu ngày( tức luyện tập) thì cơ thể sẽ tiết ra một tố chất nào đó để cho cơ, xương rắn chắc,nếu không,làm sao làm vỡ được gạch, gỗ.. . (Việc biểu diễn của võ sư rất phổ biến,và có thể nói là khoa học vì nhiều người làm được,nếu làm đúng cách nhưng khoa học hiện đại không khám phá, không lý giải được sự kỳ diệu của cơ thể. Bởi vậy, có người nói: chuyện dưới đất chưa xong, thì các nhà khoa học lại lo chuyện trên trời)
.
Nếu những gì chúng tôi nói là đúng,thì việc tập thể lực cho cầu thủ rất đơn giản, đâu cần phải rước chuyên gia nước ngoài cho tốn kém mà hiệu quả chưa chắc tốt.Đó là mời các võ sư khí công tư vấn hoặc hướng dẫn. Tất nhiên, ta không thể dạy cho cầu trở thành võ sĩ, mà chỉ giúp cho cơ thể họ rắn chắc, chịu đựng được sự va chạm trên sân cỏ. Kinh nghiệm cho thấy, trước 1975, ở miền Nam có môn võ TỰ DO(thời của Minh Trình, Huỳnh Tiền, Hà Trọng Sơn…),võ sĩ được dùng chân đá rất tự do.Tất cả các võ đường đều có treo bao cát cho võ sinh tập luyện. Nhờ vậy mà họ có đôi chân rắn chắc, đứng vững được trên võ đài, chịu đựng được những cú đá như trời giáng của đối phương. Cầu thủ có thể học tập được kinh nghiệm của tiền nhân để áp dụng trong bộ môn của mình.

Huấn luyện sức bền có gì khó, nếu ta không bi ám ảnh vào tài liệu bác học của Tây phương. Cho cầu thủ đá tập 90 phút vài tháng rồi nâng dần lên 100 phút, 120 phút…chắc sẽ thấy được sự kỳ diệu của cơ thể. Bác xích lô lần đầu cũng chỉ chạy được chừng 1km, ê ẩm, tay chân đau nhức, nhưng về sau thì chạy 10 km là chuyện thường ngày( chạy càng nhiều thì càng vui, vì có nhiều tiền, ngày đó gia dình sẽ bớt khổ).Nếu cầu thủ ta có khả năng va chạm, có khả năng chơi trên 100 phút/ trận, đá được với mật độ dày thì hoàn toàn có thế vô hiệu hóa được cầu thủ có thể hình cao to. Đó là lấy nhiều đánh ít, không ngại va chạm( nhờ sức bền mà lên công về thủ với số đông, nhờ không sợ va chạm mà áp sát đối phương ,“mãnh hổ nan địch quần hồ”).

VỀ DINH DƯỠNG: Tây phương và Phật giáo có khác nhau: một bên ăn chay, một bên ăn thịt. Các vị chân sư nói được thì làm được, chẳng những ăn chay mà còn ăn uống rất khổ hạnh nhưng thân tâm an lạc; người Tây phương chú tâm vào hàm lượng dinh dưỡng, nhất là thịt nhưng phải sống nhờ thuốc và tâm không được an.

Ta biết rằng hổ, báo có tốc độ nhanh hơn nai, nhưng chúng phải ẩn núp, rình mò chờ con mồi đến gần mới bắt được. Vì sao? Vì không có sức bền, chúng chỉ chạy được một thời gian ngắn ,rồi phải dừng lại; trong khi đó nai vẫn tiếp tục chạy được, nhờ vào sức bền. Nai thì ăn cỏ, hổ báo…thì ăn thịt. Vậy ăn chay có sức bền thể lực. Khi nói đến những con vật có sức mạnh thì người ta nghĩ những con vật ăn cỏ như: khỏe như voi, mạnh như trâu, “khỏe re như bò kéo xe”. Có bao giờ ta nghĩ , tại sao con bò ăn rơm rạ mà lại khỏe?(rơm rạ đâu có chất bổ)Phật Pháp giúp ta câu trả lời: thịt hay cỏ đều có cùng một gốc là thân tứ đại, tức đất,nước, gió, lửa kết hợp mà thành, nên giống nhau,đâu có khác.Tuy ăn thảo mộc nhưng còn phải tùy thuộc vào nghiệp duyên, nên có loài ăn rơm,cỏ, có loài ăn ngũ cốc, có loại ăn trái cây, đều khỏe cả(khoa học không thấy được,nên họ đi theo một hướng khác).Chúng ta ăn chay mà quán tưởng là đầy đủ thì sẽ đủ , nhưng cứ sợ thiếu chất thì nó sẽ thiếu thật (vạn pháp do tâm tạo

Tại sao ăn chay khỏe hơn ăn thịt? Cỏ(hay thảo mộc) là vô tình,tức không có tâm(không có tâm nên không có độc) ; còn thịt thì được chế biến lại do thân tâm chúng sinh(hữu tình).Tâm chúng sinh thì tham, thân,si, chúng phát ra luồng sóng độc hại ngấm vào máu thịt, đặc biệt khi con vật bị giết thì sân hận càng dữ dội, ngấm vào cơ thể nhiều hơn nên thịt ẩn chứa nhiều độc tố, là một trong những nguyên nhân gây bệnh, suy nhược cơ thể( luồng sóng tham, sân ,si phóng ra ngoài không gian, cộng hưởng lại, gây tác hại còn hơn bom nguyên tử, quý bạn đọc “Khai thị số 6”, của HT Tuyên Hóa sẽ rõ hơn, có trên mạng.) Vậy cầu thủ muốn có sức bền thể lực nên ăn nhiều rau quả hơn là thịt.

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông “vua”của một nước có nền y học tiên tiến nhất thế giới, ông “hoàng” của một nước ăn thịt, xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới lại là người ăn chay; chẳng những ăn chay mà còn cổ vũ ăn chay để bảo vệ sức khỏe và môi trường, “bàn dân thiên hạ” chẳng lẽ không nghe theo ? Khả năng của vua thì chỉ biết có vậy, chứ Thánh thì biết rất sâu rộng hơn nhiều: ăn chay còn ngăn ngừa chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh...

Có người nói HLV người Nhật cũng đang áp dụng chế độ dinh dưỡng mới( tăng phần rau quả, gảm bớt phần thịt để tăng sức bền cho cầu thủ (?). Nếu đúng thì đây là một tín hiệu tốt, cần sớm phổ biến.

Ngoài ra,có một cách hay nhất để có một thể lực tốt, để tránh chấn thương, là phát tâm TỪ BI, vì tâm được an thì năng lượng mất rất ít,thân thể sẽ khỏe mạnh, nhẹ nhàng, sóng TỪ BI phát ra sẽ làm cho sóng tham, sân,si của đối phương tan biến, họ không ác ý với mình, hoặc đi lệnh hướng, không dính đòn của họ….Sân chơi bóng đá rất khắc nghiệt: hỷ, nộ từ sân và cả khán đài.Là môn đối kháng,va chạm thường xuyên nên dễ sân hận, cái đầu dễ bốc hỏa, ngay cả cầu thủ mẫu mực như Zidane, Minh Phương có lúc phải dùng “thiết đầu công”.Tuy nhiên, nếu cầu thủ nào có thiện căn, nhân duyên, phước đức, quy y tam bảo thì sân chơi này là cơ hội tốt nhất để mình thực hành hạnh nhẫn nhục. Nếu bị ai đá ác ý thì mình coi họ là Bồ Tát đang khảo nghiệm mình tu tập đến đâu,phát tâm hỷ xả, cầu nguyện cho họ sớm chuyển đổi tâm thức.Ra sân với tinh thần thượng võ, không cay cú ăn thua; nguyện có những có những pha bóng đẹp giúp cho người lao động có phút giây vui vẻ sau một tuần mệt nhọc; nguyện làm tấm gương sáng cho các em thiếu niên noi theo về phong cách, đạo đức…Thực hiện được những điều này thì sự nghiệp cầu thủ tiến rất xa,gặp nhiều may mắn trong và ngoài sân cỏ.

***
Nếu cho rằng “mặt trời mọc từ Đông phương”, nghĩa là người Đông phương hiều được chân lý thì tại sao mình lại tôn thờ văn minh Tây phương .Những dẫn chứng rất nhỏ về các lãnh vực nêu trên( hoa hậu, ca nhạc, bóng đá), chúng ta thấy mình ngoan ngoãn, mê muội văn minh Tây . Tại sao? Ta biết rằng văn minh nhân loại và thế giới hiện tượng tự nhiên bao giờ cũng đi trên con đường vòng theo từng chu kỳ: từ thiếu dương đến thái dương, hết thái dương thì qua thiếu âm, rồi đi tới thái âm và chấm dứt một chu kỳ…(chu kỳ kế tiếp lặp lại như vậy, tận cùng là khởi điểm). Thí dụ: mùa xuân là thiếu dương , mùa hạ là thái dương, mùa thu là thiếu âm, mùa đông là thái âm , đây là chu kỳ một măn, theo kinh Dịch (chu kỳ của vũ trụ thì rất lâu, ta không thể biết được vì kiếp người quá ngắn). Nói ngắn gọn lại là hết dương thì đến âm và ngược lại . Nếu mùa Đông đến thì phải chịu lạnh, không thể tránh được. Người khỏe mạnh thì chịu đựng được, người ốm yếu thì sẽ bị rét run.Âm khí(vận hạn của Vũ trụ) đến cũng ảnh hưởng với con người như vậy , chỉ có thiện tri thức , người có nội lực mới tránh được tà khí này.

Âm dương rất huyền diệu, sinh động , bao trùm lên tất cả, nhỏ như vi trùng, lớn như vũ tụ đều có âm dương. Sự chuyển động của nó tạo tạo ra THỜI giúp cho vạn vật biến đổi nên THỜI tạo ra cơ hội,gọi là thời cơ.

Con người và trời đất có tác động tương hợp(thiên nhân tương hợp). Vận hạn của đất trời(vũ trụ) tác động mạnh vào con người. Nếu sống trong thời DƯƠNG khí thì con người hướng thiện, trọng đạo lý và giá trị tinh thần, gần với ĐẠO của Thánh nhân,người với người lấy nhân nghĩa mà đối đãi nhau nên xã hội an vui, không có chiến tranh, đây là thời mà quân tử dạy tiểu nhân, vua là bậc minh quân dùng đức dộ mà cảm hóa dân, như vua Nghiêu , vua Thuấn ( vì DƯƠNG là thiện,là tinh thần, là tâm linh, hướng thượng…), thời này Phật gọi là chánh pháp, rất thuận lợi cho tu tập, nhất là thiền, tu hành dễ chứng ngộ.

Nếu sống trong thời ÂM khí, thì đây là thời kỳ đăm mê vật chất, sắc tướng, hưởng thụ,xa rời giá trị tinh thần, thiên về lý trí, thời của khoa học kỹ thuật lên ngôi, thời của chiến tranh, chết chóc, hận thù, ích kỷ, thời của tiểu nhân “dạy” quân tử, vua là hôn quân như Kiệt ,như Trụ…( vì ÂM là vật chất, là chết, là tham dục, ganh ghét, thực dụng, ích kỷ, tức thu vào mà không nhả ra…) Phật gọi là thời mạt pháp.Làm sao chúng ta biết thế giới ngày nay là thời Âm khí(chắc là thái âm), nhìn vào xã hội là có ngay câu trả lời.( các bạn tìm đọc : “Chu dịch huyền giải” của Nguyễn Duy Cần, trưởng ban triết Đông ĐH Văn khoa Sài gòn, để hiểu biết đầy đủ)

Phương vị của Tây phương là âm nên khi gặp âm khí thì coi như gặp thời nên họ có cơ hội phát triển về khoa học thực dụng như cá gặp nước.Một thí dụ khác dễ cảm nhận hơn: Âm là tối nên ma quỷ mới có đất dụng võ, vì ma quỷ là âm ( ban ngày thì bất lợi vì ban ngày là dương, tức ánh sáng, ma kỵ ánh mặt trời .)
Đông phương ở phương vị là dương nên khi gặp thời âm khí thịnh thì bất lợi (ví như cỏ cây gặp hạn hán), giá trị tinh thần khó phát huy, thiếu tự tin nên dễ bị ảnh hưởng của nền văn minh Tây phương.(phần Dương bị phần Âm lấn dần nên càng ngày càng thu hẹp lại cho đến một ngày mà ta mong đợi: “ vật cùng tất biến”).
Thiên nhân tương hợp, thời vận của trời đất theo chu kỳ ảnh hưởng đến con người , nhưng con người cũng có thể thay đổi được vận hạn của trời đất vì vạn pháp do tâm tạo( bên trong có gì thì bên ngoài cũng có như vậy) .Tâm TỪ BI phát ra một luồng sóng đem lại sự an vui , ngay cả một vọng tưởng thiện cũng tốt cho bầu không khí .Các vị chân tu thời cận đại đa làm được điều này: HT. Quảng Khâm đã đem lại sự bình an cho Đài Loan, nơi HT. Tuyên Hóa cư ngụ cũng vậy, HT Hư Vân còn tạo ra sinh khí cho cây cỏ ra hoa, ngay cả cây khô héo( xin đọc “Thơm ngát hương lan”)…Điều này chứng tỏ sóng TỪ BI có khả năng biến âm khí thành dương khí . Giả sử trên quả đất này, hầu hết chúng ta đều có thiện tâm thì thời đại đau khổ, nhiễu nhương này sẽ trở thành thiên đường trên mặt đất , bởi vũ trụ bên ngoài là do cộng nghiệp tạo ra. Nhưng đây chỉ là một ý nghĩ lãng mạn vì tâm của con người thời mạt pháp, thời âm khí cực thịnh này quá tham , quá gian ác .Thế giới này chính là do tâm tham, sân, si tạo thành( tâm động, cảnh động; tâm ác, cảnh ác). Bồ tát nhìn xuống chắc cũng phải rơi lệ!

Văn minh Tây phương là làm cho cái tâm ta phóng ra ngoài( vì phần Dương ở ngoài,như đã nói ở phần đầu), dẫn chúng ta đi đến tận chân trời, nhưng đường chân trời thì không có thật, tức thế giới ảo. Văn minh Đông phương là giữ cái tâm ở bên trong, nếu lỡ đi xa thì phải trở về.Lão Tử nói : “viễn tức cận”, Phật gọi là “hồi đầu”. Nhờ biết quay về mà ta mới nhận thức được cái sai , cái sai ngay từ lúc vừa mới biết đi. Đại sư Ấn Quang đã nêu ra một dẫn chứng: “Ông Cừ Bá Ngọc đến tuổi 50 mới biết mình có 49 năm sai lầm”.Bước chân cuối cùng là trở về nơi khởi điểm. HT Tuyên Hóa nói: “Tôi từ hư không đến, tôi trở về hư không”, Hư không là Tự Tánh, là cố hương của chúng sanh, là kho báu vô giá,nhiệm mầu, chấm dứt luân hồi sinh tử.

Thế nhưng, tại sao con người lại không muốn trở về cố hương mà lại mê thế giới ảo để rồi đọa lạc vào tam đồ ác đạo(địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh)? Vì trở về cố hương phải sống khổ hạnh,không tranh, không tham, không mong cầu, không tư lợi, không ích kỷ,không nói dối, quá khó( phải bỏ xe hơi, nhà lầu, địa vị,công danh, ca nhạc, bóng đá, hoa hậu,bỏ lại tất cả những gì mà thế gian ưa thích); thế giới ảo còn có một tên gọi khác là VẬT CHẤT,SẮC TƯỚNG, chúng sinh thời mạt pháp ai mà không mê, người ta sẵn sàng đem tính mạng,danh dự đánh đổi lấy nó. Họ nghĩ rằng vật chất đầy đủ là hạnh phúc mà quên rằng: “Cái thân ngoại vật là Tiên trên đời”.Người đời hay mong ước sướng như Tiên mà không biết rằng muốn thành Tiên thì phải tìm nơi vắng vẻ, tránh chốn lao xao (chữ Tiên do bộ NHÂN là người và chữ SƠN là núi ghép lại, nghĩa là phải lên núi mà tu, phải thoát ra ngoài mọi sự ràng buộc, nhất là tiện nghi vật chất, sắc tướng).

Có bao giờ chúng ta tự hỏi mình rằng tại sao Vua Trần Nhân Tông lại từ bỏ ngai vàng, lên núi ần tu khi tuổi đời vẫn còn trẻ. Hỏi tức là trả lời,chúng ta sẽ tìm ra được con đường trở về cố hương qua bài Pháp không lời mà Ngài đã gởi cho chúng ta.

Thi sĩ Bùi Giáng thoát được sự ràng buộc của thế gian và vật chất, trên vai mang một con số KHÔNG to tướng nên bước chân ông rất nhẹ nhàng, sống ung dung giữa chốn bụi hồng, khiến cho nhạc sĩ Phạm Duy phải ao ước: có được một ngày sống như Búi Giáng. Thì ra, trong cuộc đời này,đôi lúc cũng cần những vị trí thức thượng thừa hóa thân vào nhân vật người Điên(viết hoa) để nhắc nhở những người “tỉnh” như chúng ta đừng đắm chìm trong mông mị, chiêm bao.Cuộc đời của Bùi Giáng mới chính là tác phẩm hay nhất.Người ta đi tới, ông thì đi lui, lần bước tìm về CỐ QUẬN(ông hay dùng danh từ này), quê hương đích thực của ông. Ông uống rượu nhưng không say, đi lang thang nhưng có dịnh hướng, cười để lệ ngấm vào trong!

Nước non thế này
Thân ta thế đấy
Cuộc đời như vậy
Nên tỉnh hay say
Ta đi lang thang
Ta nói tàng tàng
Ta cười nghênh ngang
Nhưng chửi đàng hoàng
Ai khen ta tài
Ta cũng làm thinh
Ai chê ta dại
Ta cũng làm thinh
Ai trách ta điên
Ta cũng làm thinh(…)
( Nguyễn Ngu Í)

Tác giả của đoạn thơ trên cũng là một nhà thơ Điên thứ thiệt, cùng đi lang thang, cùng nói tàng tàng , cùng song hành với Bùi tiên sinh trong một nền văn học hoang vu ở cõi Ta Bà .(trước 1975)

Saigon, cuối thu Giáp Ngọ
Lê Phương Hướng


Gởi về các em cựu học sinh trường trung học Ba Tri, Bến Tre, thế hệ U.60, đồng nghiệp và phụ huynh đã cưu mang tôi trong thời gian mà “ai chưa qua chưa phải là người”
• Tôi mới tập đánh máy nên dễ bị lỗi kỹ thuật,trí bị lão hóa nên chỉ còn nhớ nghĩa mà quên chữ, xin các bạn từ bi hỷ xả ,xin cảm ơn!

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket