Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Về BTH-LƯỢC SỬ TỈNH BẾN TRE 02

 3- CÙ LAO AN HÓA NHẬP VÀO TỈNH BẾN TRE - KIẾN HÒA




Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp cho đến ngày 2-4-1945 Thống sứ Nam bộ Nhật Minoda (? - ?) đưa người Việt Nam đầu tiên là ông Phan Văn Chỉ đang làm quận trưởng quận Ba Tri lên làm Tỉnh trưởng Bến Tre, thay thế Tỉnh trưởng Pháp Grange Jean .

Ngày 25-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Bến Tre gồm có 10 người: Ca Văn Thỉnh (Đốc học liên tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long), Trần Quế Tử (Bác Sĩ tư), Nguyễn Tẩu (Công chức), Đỗ Phát Quan (Điền chủ nhân sĩ), Nguyễn Văn Cái (Giáo viên), Bà Henriette (Luật sư), Phùng Khôi Hoàng (Cử nhân toán học, giáo sư), Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Văn Cái, Lê Lợi và Võ Văn Nhứt hợp cùng nhân dân tỉnh Bến Tre đoạt chính quyền. Ông Nguyễn Văn Cái đang là giáo viên dạy lớp nhứt trường Nữ Bến Tre được chọn làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh. Mấy tháng sau quân Pháp tái chiếm tỉnh Bến Tre, Ủy Ban rút vô bưng . Đốc Học Nguyễn Văn Huệ, tức ông Mười Huệ quê ở Giồng Trôm được chọn làm Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh tỉnh Bến Tre cho đến tháng 12 năm 1950

Ngày 6-2-1946 đến cuối tháng 7 năm 1948 Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ đổi tên tỉnh là Đồ Chiểu

Ngày 8-2-1946 Pháp trở lại tái chiếm cù lao Minh, cù lao Bảo và đặt tên cũ là tỉnh Bến Tre .

Năm 1948 Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ ra quyết định cắt cù lao An Hóa (tỉnh Mỹ Tho) và 6 xã phần đầu cù lao Minh (tỉnh Vĩnh Long) sáp nhập vào tỉnh Bến Tre . Tỉnh Bến Tre lúc nầy có cù lao Bảo, cù lao Minh, cù lao An Hóa gồm 7 huyện: Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách, Châu Thành, Ba Tri, Sóc Sãi và An Hóa .

1-7-1949 chính quyền Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại (Nguyễn Phước Vĩnh Thụy 1913 - 1997) lãnh đạo không thay đổi cù lao An Hóa vẫn thuộc tỉnh Mỹ Tho .

Ngày 9-9-1955, Tòa Đại Biểu Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam ký nghị định sáp nhập cù lao An Hóa tỉnh Mỹ Tho vào tỉnh Bến Tre .

Ngày 28-6-1956 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lịnh số 86/NV thành lập và phân chia địa giới quận Bình Đại bao gồm các xã từ phía Đông kinh An Hóa (còn có tên kinh Giao Hòa) chạy dài ra đến biển .

Ngày 23-9-1956 do đề nghị của Hội Nghị Quân Chánh Tỉnh Bến Tre (có ý kiến chọn tên tỉnh là Phan Thanh Giản, riêng ý kiến ông Nguyễn Văn Trinh đang làm Trưởng Ty Tiểu Học Kiêm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Công Lập Bến Tre đặt tên tỉnh Kiến Hòa tỉnh lỵ Trúc Giang) gởi lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm (1897 - 1963) ký sắc lệnh số 143/NV ngày 22-10-1956 đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh KIẾN HÒA, tỉnh lỵ Trúc Giang .

Từ năm 1957 đến 1960, phong trào "Đồng Khởi" do Cộng Sản sách động những người dân quê, nhiều nhất là đàn bà mặc quần áo bà ba đen, đầu đội khăn rằn còn gọi là "đội quân đầu tóc" (sau đổi lại "đội quân tóc dài"), họ đi biểu tình đưa thư tố cáo các hoạt động sai trái của Chánh Phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa .
Phong trào "Đồng Khởi" tỉnh Bến Tre là bước đầu tiên để sau nầy Đảng Lao Động Việt Nam thành lập "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam"


Chú thích: quận Châu Thành đổi tên là quận Trúc Giang, đặt tại ngã ba LTL 6 đi Mỹ Tho và TL 17 đi Bình Đại , tỉnh lỵ Kiến Hòa đặt tại xã An Hội cùng tên TRÚC GIANG

Ngày 1-1-1960, Hội Nghị Cán Bộ Toàn Tỉnh được triệu tập dưới sự chủ trì của Bí Thư Tỉnh Ủy Nguyễn Thị Định và đi đến quyết định phát động một tuần lễ nổi dậy đồng loạt trong toàn tỉnh bắt đầu từ ngày 17-1-1960, lấy 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (quận Mỏ Cày) làm điểm đột phá. Sau đó phong trào khởi nghĩa lan rộng qua các quận Mỏ Cày, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành (Có khoảng 22- 25 xã được giải phóng)

Ngày 20-12-1960 Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ra đời (Mặt Trận là tổ chức ngoại vi của người Miền Nam và chịu sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Bắc Việt).

Ngày 28-12-1960 thành lập Ủy Ban Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Tỉnh Bến Tre .

Chương trình Bình Định và Xây Dựng Nông Thôn cùng chánh sách Chiêu Hồi của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh Kiến Hòa đã củng cố được
tính đến ngày 30-4-1975 tỉnh Kiến Hòa có 10 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Trúc Giang (quận Châu Thành cũ) và Phước Hưng là quận sau cùng đặt tại ngã ba Giồng Quít . Gồm 119 xã và 793 ấp .

Sau ngày 30-4-1975 chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (thành lập ngày 6-6-1969 thoát thai từ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam) đổi tên lại là tỉnh Bến Tre cho đến ngày nay

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket