Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Về BTH-LƯỢC SỬ TỈNH BẾN TRE 03

 2- KIẾN HÒA NAY




Lược sử vùng Kiến Hòa qua các Triều đại



Kiến Hòa ngày xưa nằm trong vùng đất Cù Úc (Me-Sa ? Mỹ Tho) của Thủy Chân Lạp . Năm Tân Tỵ 1679, Thái Tôn Nguyễn Phước Tần (1648 - 1687) năm thứ 32, cho bầy tôi nhà Minh là tướng Long Môn Dương Ngạn Địch và thuộc hạ đến Mỹ Tho dựng nhà cửa, kết hợp xóm làng lập ra 9 trường biệt nạp: Qui An, Qui Hóa, Cảnh Dương, Yên Mụ, Quản Tác, Hoàng Tích, Tam Lạch, Bả Canh và Tân Thạnh . Họ được khai khẩn lập ấp làm ăn và nạp thuế .

Năm Canh Thân 1732, Nặc Tha nhượng vùng đất Me-Sa (Mỹ Tho) cho chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú .

Năm Nhâm Thìn 1772, Duệ Tông Nguyễn Phước Thuần (1765 - 1777) sai viên quan Gia Định đem đất Mỹ Tho lập đạo Trường Đồn .

Năm Mậu Tuất 1778, Đại nguyên soái Nguyễn Phúc Ánh thâu phục vùng đất Mỹ Tho từ Tây Sơn, khâm định châu địa đồ, bãi 9 trường biệp nạp, lập huyện Kiến Khương, cải đạo Trường Đồn thành dinh Trường Đồn, đặt ra chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục

Năm Quí Mão 1783, Nguyễn Phúc Ánh đổi dinh Trường Đồn làm dinh Trấn Định.

Năm Bính Dần 1806, Gia Long thứ 5 đổi huyện Kiến Khương làm huyện Kiến An thống lãnh 3 tổng: Kiến Hưng, Kiến Hòa (tổng Kiến Hòa gồm phần đất cù lao An Hóa) và Kiến Đăng.

Năm Mậu Thìn 1808,Gia Long thứ 7 cải danh Trấn Định làm trấn Định Tường, thuộc Gia Định thành, thăng huyện Kiến An làm Phủ Kiến An, đem 3 tổng Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng thăng làm huyện.
Huyện Kiến Hòa có 2 tổng: tổng Kiến Thạnh có 65 thôn, tổng Hòa Bình có 86 thôn, phường và ấp.

Huyện Kiến Hòa đất đai rất rộng bao gồm Gò Công, cù lao An Hóa, một phần đất tỉnh Định Tường dài theo phía Đông sông Bảo Định và phần nhỏ phía Nam sông Vàm Cỏ Tây gọi là Vũng Gù tỉnh Tân An .

Năm Tân Mão 1831, Minh Mạng thứ 12 chia đất huyện Kiến Hòa và đặt thêm huyện Tân Hòa (tỉnh Gò Công) .

Huyện Kiến Hòa có 5 tổng 82 thôn:

a- Hòa Quới 20 thôn
b- Hòa Thạnh 19 thôn
c- Hòa Hảo 13 thôn
d- Thạnh Phong 17 thôn
e- Thạnh Quang 15 thôn
Dư 2 thôn ? có lẽ lập thêm 2 thôn mới

Năm Nhâm Thìn 1832, Minh Mạng bãi bỏ Gia Định thành và chia miền Nam ra làm 6 tỉnh trong đó có tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) bao gồm cù lao An Hóa .

Năm Đinh Dậu 1837, Minh Mạng thứ 18, huyện Kiến Hòa còn lại cù lao An Hóa, Chợ Gạo thuộc tỉnh Định Tường .

Cù lao An Hóa có 3 tổng khởi đầu bằng chữ Hòa và 41 thôn:
a- Tổng Hòa Hảo 11 thôn
b- Tổng Hòa Hằng 14 thôn
c- Tổng Hòa Thạnh 16 thôn

Năm Tân Sửu 1841, Thiệu Trị nguyên niên, tỉnh Định Tường có 2 phủ và 4 huyện:
a- Phủ Kiến An có 2 huyện Kiến Hưng và Kiến Hòa .
b- Phủ Kiến Tường có 2 huyện Kiến Phong và Kiến Đăng




Ngày 5-6-1862, Hòa ước Nhâm Tuất, Triều đình Huế nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn .

Năm Đinh Mão 1867, Pháp cưỡng chiếm 3 tỉnh Miền Tây : Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và lập tức đặt nền hành chánh để cai trị 6 tỉnh Nam Kỳ . Tháng 6 Pháp lập 25 Sở tham biện (Inpection), cù lao An Hóa nằm trong Sở tham biện Kiến Hòa, lỵ sở đặt tại Chợ Gạo tỉnh Mỹ Tho .

Ngày 7-6-1871, Thống đốc Nam Kỳ Marie Jules Dupré ký nghị định giảm 25 sở tham biện xuống còn 18. Sở tham biện Kiến Hòa được sáp nhập vào Sở tham biện Mỹ Tho (trong đó có cù lao An Hóa).

Ngày 5-1-1876 Thống đốc Nam Kỳ Marie Jules Dupré ký nghị định tăng thêm 1 Sở tham biện Trà Ôn lên 19, chia Nam Kỳ thành 4 khu vực (Circonscription). Sở tham biện Mỹ Tho thuộc khu vực II tức khu vực Mỹ Tho.

Năm 1882, Sở tham biện Mỹ Tho được nâng thành hạt Mỹ Tho .

Từ năm 1889, Mỹ Tho chia ra 20 tổng và 235 xã thôn . Cù lao An Hóa trong huyện Kiến Hòa có tổng Hòa Quới, tổng Hòa Thịnh và 35 xã thôn.

Ngày 20-12-1899, Toàn quyền Paul Doumer ký nghị định đổi tên hạt Mỹ Tho thành Tỉnh (Province) sẽ được thi hành ngày 1-1-1900. Cù lao An Hóa trực thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1930, Pháp thành lập quận An Hóa bao gồm tổng Hòa Quới, Hòa Thịnh và một phần tổng Thuận Trị (toàn vùng đất cù lao An Hóa ). Quận lỵ đặt tại chợ An Hóa, sau dời về chợ Bà Khoai xã Bình Đại thuộc tỉnh Mỹ Tho .

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket