Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Về BTH-LƯỢC SỬ TỈNH BẾN TRE 06

** - Lược sử vùng đất Bến Tre qua các Triều đại



Năm Đinh Sửu 1757, vua Cao Miên là Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận xin hiến 2 phủ Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để được Võ Vương phong làm vua Chân Lạp . Sau đó Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết chết để cướp ngôi . Võ Vương sai quan Thống Suất Trương Phúc Du đem quân sang đánh giết Nặc Hinh . Con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy qua Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ xin chúa lập Nặc Tôn làm vua Chân Lap. Nặc Tôn bèn dâng vùng đất Tầm Phong Long (Châu Đốc, Sa Đéc) cùng 2 quận Tầm Đôn và Xuy Lạp ( thuộc tỉnh Vĩnh Long sau này) cho chúa Nguyễn

Nặc Tôn dâng thêm 5 phủ Hương Cúc (Kompongchom), Cần Bột (Kampot),Trực Sâm (Chưng Rưm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (Vùng duyên hải từ Sơre Ambel đến Peam) để tạ ơn Mạc Thiên Tứ .Mạc Thiên Tứ đem dâng cho chúa Nguyễn và được chúa cho nhập vào Hà Tiên để cai quản .



"Tháng 2 năm Đinh Mùi 1847, Vua Thiệu Trị phong cho Nặc Ông Đôn được làm Cao Miên Quốc Vương và giao trả 5 Phủ nầy lại cho Vua Miên" (Nguyễn Cư Trinh, Sãi Vãi, Lê Ngọc Trụ-Phạm Văn Luật sao lục và chú thích, Sài Gòn1969, trang 49 và bản đồ)



Năm Kỷ Mão 1759, chúa đặt 5 đạo Giá Khê (Rạch Giá) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên, đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang và đạo Châu Đốc ở Hậu Giang đều thuộc dinh Long Hồ .

Cuối đời Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát đã thu phục của Chân Lạp toàn vùng đất phía Nam để sáp nhập vào bản đồ nước Đại Việt .

Vì thế chiến lược cần phòng thủ lâu dài và chắc chắn, Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767) và Du chánh hầu Trương Phúc Du xin Võ Vương dời dinh Long Hồ lên xứ Tầm Bào, địa phận ấp Long An thôn Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) . Dinh Long Hồ trước tiên đóng ở Cái Bè (Mỹ Tho) cũng gọi là Cái Bè dinh (năm 1808, Gia Long thứ 7 thuộc vùng đất An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường)

Năm Nhâm Thìn 1772, Duệ Tôn Thánh Hoàng Đế Nguyễn Phước Thuần (1753 - 1777) năm thứ 7 chúa sai quan trấn Gia Định lấy đất Mỹ Tho lập thành Trường Đồn đạo đặt chức Cai cơ, Thơ ký để cai trị .

Năm Kỷ Hợi 1779, Đại Nguyên Soái Nguyễn Phúc Ánh (1762 - 1820) đặt tên cù lao Minh và cù lao Bảo là tổng TÂN AN thuộc châu Định Viễn dinh Long Hồ phủ Gia Định . Cùng năm dinh Long Hồ được dời đến cù lao Hoằng Trấn tại Bãi Bà Lúa .

Năm Canh Tý 1780, Nguyễn Phúc Ánh xét thấy Bãi Bà Lúa quá xa nên cho dời lỵ sở về Long Hồ thôn và lấy lại tên cũ là dinh Long Hồ.

Năm Nhâm Tuất 1802, Thế Tổ Cao Hoàng Đế hiệu Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định .

Năm Quí Hợi 1803, Khâm định châu địa đồ triệt bổ địa giới dinh Long Hồ làm dinh Hoằng Trấn.

Năm Giáp Tý 1804, Gia Long đặt quốc hiệu Việt Nam, dinh Hoằng Trấn cải tên là dinh Vĩnh Trấn

Năm Mậu Thìn 1808, Gia Long thứ 7 ngày 12 tháng giêng, dinh Vĩnh Trấn đổi tên thành trấn Vĩnh Thanh. Thăng trấn Gia Định làm Gia Định thành gồm có 5 trấn: Phan Yên trấn, Biên Hòa trấn, Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn và Hà Tiên trấn . Thăng 3 tổng Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An làm huyện



An Nam Đại Quốc họa đồ của A. J. L. Taberd ấn hành năm 1838, nhưng vẽ Nam Kỳ trước năm 1832 vì còn tên trấn Vĩnh Thanh, Gia Định phủ là tên xưa đến Gia Long đã đổi tên là Gia Định thành thống lãnh 5 trấn . Riêng Châu Đốc trấn (?) năm 1757 chúa Võ Vương đặt làm đạo Châu Đốc, Gia Long đặt tên Châu Đốc Tân Cương và Minh Mạng sáp nhập vào tỉnh An Giang.

Năm Canh Ngọ 1810, Gia Long thứ 9 đặt thêm huyện Vĩnh Trị .

Năm Quí Dậu 1813, châu Định Viễn đổi thành phủ Định Viễn và các tổng thăng thành huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh Định, Vĩnh An và Tân An .
Huyện Tân An gồm tổng Tân Minh (cù lao Minh) có 72 thôn và tổng An Bảo (cù lao Bảo) có 63 thôn 1 trại .

Tên các thôn trại được ghi vào sổ địa bạ triều Nguyễn

a- Tổng Tân Minh (Cù Lao Minh):

1- Thôn An Bình 2- Thôn Thanh Tịnh 3- Thôn Bình Trung 4- Thôn Thanh Hòa 5- Thôn Tân Nhuận 6- Thôn Vĩnh Khánh 7- Thôn Bình Phượng 8- Thôn Bình Long (mới đặt) 9- Thôn Lộc Hòa 10- Thôn Vĩnh Hội 11- Thôn Vĩnh Thuận 12- Thôn Long An 13- Thôn Tân Nhân 14- Thôn Tân Cù 15- Thôn Khánh Hòa (mới đặt, trước là An Mỹ) 16- Thôn Tân Phú Đông 17- Thôn Trung Mỹ 18-Thôn Mỹ Sơn 19- Thôn Tân Nghĩa 20- Thôn Thanh Long 21- Thôn Tân Thông 22- Thôn Thanh Sơn 23- Thôn An Hòa 24- Thôn Bình Trạch

25- Thôn An Thái 26- Thôn Cẩm Sơn 27- Thôn Trường Lộc 28- Thôn Tân Thành 29- Thôn Thanh Thủy 30- Thôn Bình Thanh 31- Hai thôn Tân Lương, Bình Chính 32- Thôn Thanh An 33- Thôn Phú Thịnh 34- Thôn Tân Quý 35- Thôn Bình Hợp 36- Thôn An Lộc 37- Thôn Phú Thuận (trước là Tân Hội) 38- Thôn Vĩnh Hòa 39- Thôn Tân Phương 40- Thôn Gia Khánh 41- Thôn Nguyên Khánh 42- Thôn Đông Thành 43- Thôn Phúc Hạnh 44- Thôn Phú Mỹ 45- Thôn Mỹ Thịnh (mới đặt) 46- Thôn Gia Thịnh (mới đặt, trước là Tân Thịnh) 47- Thôn Tân Thiện 48- Thôn Tham Xuân 49- Thôn Tân Viên 50- Thôn Hội An 51- Thôn Tân Điền 52- Thôn Phú Thạch (trước là Thái Thịnh) 53- Thôn Thái Hòa (mới đặt)

54- Thôn Tân Thanh Tây 55- Thôn Long Thịnh (trước là Long Hóa) 56- Thôn Định Phúc 57- Thôn Phúc Khánh 58- Thôn Tân Trung 59- Thôn Mỹ Điền 60- Thôn An Quy 61- Thôn Giao Thịnh (mới đặt) 62- Thôn Tân Lập Trung 63- Thôn An Vinh (mới đặt) 64- Thôn Vĩnh Thành 65- Thôn Tân Khánh 66- Thôn Phú An Định 67- Thôn Tân Hương 68- Thôn Phú Khánh (trước là Tân Hóa) 69- Thôn Long Điền (mới đặt) 70- Thôn Toàn Phú Đông 71- Thôn Giao Long 72- Thôn An Thịnh 73- Thôn Hòa Thịnh (mới đặt)

* Dư 1 thôn, có lẽ thôn mới đặt

b- Tổng An Bảo (mới đặt) thuộc cù lao Bảo có 63 thôn 1 trại:



1- Thôn Hàm Long 2- Thôn Phụ Long 3- Thôn Tiên Thủy 4- Thôn Sơn An 5- Thôn Sơn Thuận 6- Thôn Phú Lợi 7- Thôn Phú Khương 8- Thôn Phú Tự 9- Thôn Tân Sơn 10- Thôn Mỹ An 11- Thôn Long Hưng 12- Thôn Hưng Thịnh 13- Thôn Tân Hào Đông 14- Thôn Tân Thanh Đông 15- Thôn Cựu Tân Hưng (mới đặt) 16- Thôn An Ngãi Tây 17- Thôn An Hòa Đông 18- Thôn Vĩnh Đức Đông 19- Thôn An Bình Đông 20- Thôn Hòa Thủy 21- Thôn Mỹ Phú (mới đặt) 22- Thôn Tiên Thủy Tây 23- Thôn Sơn Hòa 24- Thôn Mỹ Thành 25- Thôn Phú Yên Nhuận Đức 26- Thôn Tân Thành Đông 27- Thôn Phú Hưng

28- Thôn Tân Điền 29- Thông Long Thịnh 30- Thôn Tân Hào 31- Thôn Tân Định 32- Thôn Tân Thanh Trung 33- Thôn An Toàn (trước là An Lý) 34- Thôn An Ngãi Trung 35- Thôn Vĩnh Đức Tây 36- Thôn Vĩnh Đức Trung 37- Thôn An Bình Tây 38- Thôn Phú Long Tây 39- Thôn An Thủy (mới đặt) 40- Thôn Tân Thủy 41- Thôn Phú Quý 42- Thôn Phú Lộc 43- Hai thôn Phúc An Trung 44- Thôn An Chính 45- Thôn Phú An Thuận 46- Thôn Chu Thái47- Hai thôn Phúc Thịnh 48- Thôn Long Thịnh 49- Thôn Mỹ Nhân 50- Thôn Bình Định (mới đặt, trước là Tân Long) 51- Thôn Phúc Long 52- Thôn Tân Thịnh (mới dặt) 53- Thôn Tân Xuân 54- Thôn Tân Hòa 55- Thôn Tân Thuận (mới đặt)

56- Hai thôn Bình Thủy Đông, Bình Thủy Tây 57- Thôn Phú Đức 58- Thôn Phúc Tường 59- Thôn Phúc An Thinh 60- Thôn Định Hòa (mới đặt) 61- Thôn Bình Hòa 62- Thôn Chu Bình 63- Thôn Tân Trang 64- Thôn Phú Long Đông ... Trại Giồng Dừa (4)

* Dư 1 thôn, có lẽ thêm thôn mới đặt

Năm Quí Mùi 1823, vua Minh Mạng Nguyễn Phước Đảm (1791 - 1841) thăng và đổi tên huyện Tân An (cù lao Minh, cù lao Bảo) thành phủ Hoằng An thuộc trấn Vĩnh Thanh . Thăng tổng Tân Minh thành huyện Tân Minh và tổng An Bảo làm huyện Bảo An .

Năm Tân Mão 1831, Minh Mạng thứ 12 bãi bỏ Bắc Thành .

Năm Nhâm Thìn 1832, vua bãi bỏ Gia Định thành và chia ra 6 tỉnh: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Long (tên cũ Vĩnh Thanh vì kỵ húy tên Hiếu Minh hoàng hậu Vĩnh Thanh), Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Phủ Hoằng An (cù lao Minh, cù lao Bảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long .

Năm Giáp Ngọ 1834, Minh Mạng thứ 15 định các khu vực gọi chung Lục tỉnh là Nam Kỳ . Nam Kỳ Lục Tỉnh có tên từ năm này .


Bản Đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh


Năm Bính Thân 1836, Minh Mạng thứ 17 cải đắp thành hiện kim tỉnh Phiên An đổi danh là tỉnh Gia Định (5)

Năm Đinh Dậu 1837, Minh Mạng thứ 18 chia phủ Hoằng An làm 2 phủ: Hoằng An và Hoằng Đạo .

- Phủ Hoằng An (Cù lao Minh)có huyện Tân Minh và huyện Duy Minh . Gồm 11 tổng khởi đầu bằng chữ MINH và 62 thôn:

1- Tổng Minh Chánh (7 thôn) 2- Tổng Minh Đạo (5 thôn) 3- Tổng Minh Đạt (5 thôn) 4- Tổng Minh Đức (6 thôn) 5- Tổng Minh Hóa (8 thôn) 6- Tổng Minh Huệ (5 thôn) 7- Tổng Minh Lý (6 thôn) 8- Tổng Minh Ngãi (8 thôn) 9- Tổng Minh Quý (8 thôn) 10- Tổng Minh Thuận (6 thôn) 11 Tổng Minh Trị (5 thôn)

- Phủ Hoằng Đạo (cù lao Bảo) có huyện Bảo Hựu và huyện Bảo An . Gồm 11 tổng khởi đầu bằng chữ BẢO có 64 thôn và 1 trại:

1- Tổng Bảo An (9 thôn) 2- Tổng Bảo Định (5 thôn) 3- Tổng Bảo Hòa (5 thôn) 4- Tổng Bảo Khánh (5 thôn) 5- Tổng Bảo Hựu (5 thôn và 1 trại) 6- Tổng Bảo Lộc (10 thôn)

7- Tổng Bảo Ngãi (5 thôn) 8- Tổng Bảo Phước (5 thôn) 9- Tổng Bảo Thạnh (8 thôn) 10- Tổng Bảo Thuận (2 thôn) 11- Tổng Bảo Trị (5 thôn)


Năm Mậu Tuất 1838 ngày 3 tháng 2 âm lịch vua đổi tên nước là Đại Nam

Năm Giáp Thìn 1844 Thiệu Trị thứ 4, vua Thiệu Trị Nguyễn Phước Miên Tông (1807 - 1847) lại đổi tên:

- Phủ Hoằng Đạo (cù lao Bảo) đổi thành phủ Hoằng Trị có 2 huyện Bảo An và huyện Bảo Hựu
- Phủ Hoằng An (cù lao Minh) không thay đổi với 2 huyện Tân Minh và huyện Duy Minh .

Năm Tân Hợi 1851, vua Tự Đức Nguyễn Phước Hồng Nhậm (1824 - 1883) 2 phủ Hoằng Trị và Hoằng An nhập thành một phủ Hoằng Trị có 4 huyện:

1- Huyện Bảo Hựu (cù lao Bảo) gồm 6 tổng và 42 xã thôn
2- Huyện Bảo An (cù lao Bảo) gồm 5 tổng và 27 xã thôn
3- Huyện Tân Minh (cù lao Minh) gồm 11 tổng và 75 xã thôn
4- Huyện Duy Minh (cù lao Minh) gồm 5 tổng và 34 xã thôn

Lỵ sở phủ Hoằng Trị đặt tại xã An Đức, huyện Bảo Hựu (xã An Đức nay là Mỹ Lồng, quận Giồng Trôm chứ không phải xã An Đức quận Ba Tri)

VĨNH LONG TOÀN ĐỒ


 

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket