Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Về BTH-LƯỢC SỬ TỈNH BẾN TRE 04

 **** Các cơ chế hành chánh Pháp đặt tại Nam Kỳ



Tháng 6- 1867 mặc dù triều đình Huế chưa chịu nhượng 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp, nhưng họ gấp rút đặt nền hành chánh 6 tỉnh Nam Kỳ để dễ cai trị

Tháng 6-1867, Pháp đặt 25 Sở tham biện (Inpection) cho Lục Tỉnh . Sở tham biện Bến Tre đặt tại tả ngạn rạch Bến Tre (cù lao Bảo), địa danh Bến Tre đầu tiên được ghi tên vào các sổ bộ hành chánh của Pháp . Sau đó ít lâu dời Sở tham biện Bến Tre qua hữu ngạn . Viên tham biện Pháp đầu tiên Bến Tre (cù lao Bảo) là Hải quân Trung úy Palasme De Champeaux .

Theo quyết định ngày 4-12-1867 do Thống Đốc Nam Kỳ Pierre Paul Marie De La Grandìere chia Bến Tre làm 2 Sở tham biện . Một Sở tham biện cù lao Bảo và một Sở tham biện Mỏ Cày thuộc cù lao Minh . Viên Tham biện đầu tiên Mỏ Cày là Trung Úy Hải quân Sylvestre .
Quyết định nầy được thi hành ngày 1-1-1868.

Ngày 5-6-1871, Thống Đốc Nam Kỳ Marie Jules Dupré (1813 - 1881) ký nghị định giảm 25 Sở tham biện xuống còn 18. Riêng Bến Tre bớt một Sở tham biện cù lao Bảo .

Ngày 2-9-1871 Sở tham biện Mỏ Cày dời qua cù lao Bảo bên hữu ngạn rạch Bến Tre . Sở tham biện Mỏ Cày nhập vào Sở tham biện Bến Tre lấy tên chung là Sở tham biện Bến Tre . Lỵ sở đặt tại làng An Hội và sau nầy trở thành tỉnh lỵ Bến Tre, Kiến Hòa cho đến ngày 30-4-1975.

( Bến Tre Trong Lịch Sử Việt Nam tác giả Nguyễn Duy Oanh viểt: "Ngày 13-12-1872, sở bưu điện Bến Tre được mở cửa").

[Theo tự vị Tiêńg Việt Miền Nam tác giả Vương Hồng Sển: Nhờ câu: "Nhà dây thép đặt năm 1897 tại Cái Mơng ̣( Tỉnh thành )". Ta được biết năm đó Tây đặt tòa bố tỉnh lỵ Cái Mơng, sau mới dời về Bến Tre , vì khi có an ninh trong tỉnh thì vị trí Bến Tre thuận lợi hơn] .

Ngày 15-3-1874,Tự Đức thứ 27, Hòa Ước Giáp Tuất được đại diện triều đình Huế ký bởi ông Lê Tuấn (1818 - 1874), Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886) và Thống Đốc Nam Kỳ Marie Jules Dupré . Hòa Ước có 22 khoản, đại lược khoản V là quan trọng hơn cả.

Khoản V: "Vua nước Nam phải thuận nhường đứt đất 6 tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp" (7)

Để đổi lại Pháp hứa không đụng chạm 3 ngôi mộ họ Hồ (Hồ Thị Hoa mẹ vua Thiệu Trị) ở Biên Hòa, 11 ngôi mộ họ Phạm (Phạm Thị Hằng mẹ vua Tự Đức) ở Gò Công .

Ngày 5-1-1876, Thống Đốc Nam Kỳ ký nghị định tăng thêm một Sở tham biện Trà Ôn thành 19 và chia Nam Kỳ thành 4 khu vực (Circoncription). Sở tham biện Bến Tre (Inpection Bentre) nằm trong khu vực III thuộc khu vực Vĩnh Long .


19 Sở tham biện Nam Kỳ gồm có:

1- Bà Rịa 2- Biên Hòa 3- Thủ Dầu Một 4- Sài Gòn 5- Chợ Lớn 6-Tân An 7- Tây Ninh 8- Gò Công 9- Mỹ Tho 10- Bến Tre (Mỏ Cày) 11- Vĩnh Long 12- Sa Đéc 13- Trà Vinh 14- Châu Đốc 15- Hà Tiên 16- Long Xuyên 17- Rạch Giá 18-Sóc Trăng 19- Trà Ôn


Bốn Khu vực Nam Kỳ gồm có:

- Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Sài Gòn

- Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn.

- Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc

- Khu vực Bassac có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Trà Ôn và Sóc Trặng

Năm 1882 Thống đốc Nam Kỳ lập thêm 1 hạt Bạc Liêu thuộc khu vực Bassac . Nam Kỳ có 20 hạt. Sở tham biện Bến Tre được nâng thành hạt Bến Tre (Arrondissement) . Đứng đầu arrondissement là Administrateur tiếng Việt gọi là Chánh Tham Biện . Dinh hành chánh gọi là Tòa tham biện dân quen gọi là Tòa Bố . Các Hạt trực thuộc dưới quyền của Thống đốc Nam Kỳ ở Sài Gòn .

Từ năm 1891 đến 1926 Bến Tre có 21 tổng và số làng giảm bớt từ 182 xuống 144 .


Năm 1895 lập thêm thành phố tự trị Cap Saint Jacque tách từ hạt Bà Rịa, rồi lại nhập vào Bà Rịa năm 1898 và năm sau lại tách ra .

20-12-1899 Toàn Quyền Paul Doumer (1857 - 1932) ký nghị định đổi tên Hạt (Arrondissement) thành Tỉnh (Province) sẽ được thi hành ngày 1-1-1900 . Từ đây tỉnh Bến Tre (cù lao Minh, cù lao Bảo) hoàn toàn độc lập không còn thuộc vào khu vực Vĩnh Long .




Nam Kỳ chính thức có 21 tỉnh và thành phố đúng là 1 sự ngẫu nhiên trước năm 1945 lúc chia 21 tỉnh, bắt số để gọi theo thứ tự như sau:

(Để cho dễ nhớ dân Nam Kỳ có câu "thiệu" đọc tên 21 tỉnh: Gia - Châu - Hà - Rạch - Trà- Sa - Bến ---- Long- Tân - Sóc - Thủ - Tây - Biên - Mỹ --- - Bà - Chợ - Vĩnh - Gò - Cần - Bạc - Cắp)

1- Gia Định 2- Châu Đốc 3-  Tiên 4- Rạch Giá 5- Trà Vinh 6- Sa Đéc 7- Bến Tre

8- Long Xuyên 9- Tân An 10-Sóc Trăng 11- Thủ Dầu Một 12- Tây Ninh 13- Biên Hòa 14- Mỹ Tho

15-  Rịa 16- Chợ Lớn 17- Vĩnh Long 18-  Công 19- Cần Thơ 20- Bạc Liêu 21- Cắp

(Ô Cắp) (Cap Saint Jacques) (CẮP viết theo Tự Vị Tiếng Việt Miền Nam của Vương Hồng Sển, ông viết Ô Cắp phiên âm từ Au Cap tiếng Pháp)





(Thành phố Sài Gòn cấp 1, Chợ Lớn cấp 2, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc vào tỉnh nào . Năm 1905 xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques chuyển thành địa lý hành chánh thuộc tỉnh Bà Rịa)


Năm 1903 tỉnh Bến Tre có 21 tổng và 178 làng . Cù lao Bảo có 11 tổng khởi đầu bằng chữ BẢO và 99 làng . Cù lao Minh có 10 tổng khởi đầu bằng chữ MINH có 79 làng






Đầu năm 1945, tỉnh Bến Tre có 4 quận, 18 tổng và 92 làng: Cù lao Bảo có 9 tổng, cù lao Minh có 9 tổng


- Cù lao Bảo


A- Quận SÓC SÃI: 4 tổng 27 làng và 13 chợ:

1- Tổng Bảo Đức 5 làng 1 chợ

2- Tổng Bảo Hựu 6 làng 3chợ

3- Tổng Bảo Ngãi 6 làng3 chợ

4- Tổng Bảo Thành 10 làng 6 chợ


B- Quận BA TRI: 5 tổng 26 làng 19 chợ

1- Tổng Bảo An 4 làng 5 chợ

2- Tổng Bảo Lộc 6 làng 5 chợ

3- Tổng Bảo Phước 5 làng 3 chợ

4- Tổng Bảo Thuận 6 làng 4 chợ

5- Tổng Bảo Trị 5 làng 2 chợ



- Cù Lao Minh


A- Quận MỎ CÀY:7 tổng 29 làng 14 chợ

1- Tổng Minh Đạo 3 làng 2 chợ

2- Tổng Minh Đạt 5 làng 4 chợ

3- Tổng Minh Huệ 4 làng 1 chợ

4- Tổng Minh Lý 4 làng 1 chợ

5- Tổng Minh Quới 5 làng 4 chợ

6- Tổng Minh Thiện 4 làng 1 chợ

7- Tổng Minh Thuận 4 làng 1 chợ


B- Quận THẠNH PHÚ: 2 tổng 10 làng4 chợ

1- Tổng Minh Phú 4 làng 1 chợ

2- Tổng Minh Trị 6 làng 3 chợ

Không có nhận xét nào:


Visitor Map

web stats
Bản Đồ Hành Chánh Ba Tri
Photobucket Photobucket
Không Ảnh Thị Trấn Ba Tri
Photobucket
Photobucket